-->

Tín ngưỡng tôn giáo ở Lào

Hiện nay, quốc giáo ở Lào là Phật giáo tiểu thừa, bên cạnh đó cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng khác nữa.

Kiến trúc Bà-la-môn tại chùa Sỉ Mương
Đọc tiếp…

Tu hành

Tu hành là một bước ngoặt quan trọng đối với mỗi thanh thiếu niên Lào (nam giới). Trong cuộc đời mỗi người Lào trước đây, hầu như ai cũng qua một đôi lần cạo đầu đi tu, việc đi tu trở thành tục lệ phổ biến đối với người Lào.
Các nhà sư đi khất thực ( Tắc bạt, sày bạt)

Đọc tiếp…

Lễ cưới của người Lào hiện nay

Trai, gái Lào làm quen và tìm hiểu nhau dễ dàng, cởi mở. Người con gái Lào, từ 16 tuổi trở lên, được tự do tiếp bạn trai tại nhà, có thể cùng bạn trai đi dự các buổi lễ (ບຸນ/Bun), hội chợ (ງານ/Ngan) trong hay ngoài làng, trong tỉnh hay ở các làng phụ cận. Tình cảm đôi lứa nẩy nở cũng từ sự giao thiệp cởi mở trong khuôn khổ lễ giáo đó.


Theo tập tục bên Lào, sau hôn lễ chú rể về ở nhà cô dâu (người Lào gọi là ວິວາຫະມຸງຄຸນ (Vivahamongkhon), người Việt gọi là Gửi Rể); cô dâu về nhà chú rể ở và đây sẽ là nơi cô gái sinh  sống suốt đời (người Lào gọi là ອາວາຫະມຸງຄຸນ (Avahamongkhon). 
    
Lễ chính thức gồm:  
1. Đám Hỏi (ງານໝັ້ນ/Ngan Mặn) ;
2. Đám Cưới (ງານວີວາ/Ngan Vi Va). 
Phụ: thăm dò (ທາບທາມ/Thạp Tham hay ໄປຈໍ່/Pay Chò). 

Tục Bắn Tin (ທາບທາມ/Thạp Tham) tức cha mẹ chàng trai nhờ ông hay bà mai (tiếng Lào: ພໍ່ສື່/Phò sừ, ແມ່ສື່/Mè sừ) đưa tin cho cha mẹ cô gái ý định của mình. Và tuy tự do, cởi mở nhưng thiếu nữ Lào (ຜູ້ສາວ/phụ-sảo) cũng vùng vằng e lệ, đỏ mặt ngượng ngùng giống những cô gái các nước Á châu khác khi cha mẹ nêu câu hỏi "chịu" hay "không chịu" . Nàng cũng sẽ "ngây thơ" trả lời, đại khái : " con không biết (ລູກບໍ່ຮູ້/lục bò hụ), con không lấy chồng đâu (ລູກບໍ່ເອົາຜົວດອກ/ lục bò au phủa đoọc), con sẽ ở vậy với cha mẹ suốt đời (ລູກຈະຢູ່ບ້ານກັບພໍ່ແມ່ຕະຫຼອດຊີວິດ/lục chạ dù bạn cắp phò mè tạ lọt si vít …).

Lễ hỏi của người Lào cũng có nét giống với lễ ăn hỏi ở Việt Nam ta, cũng có lễ vật. Lễ vật ăn hỏi của người Lào gọi là ຄ່າດອງ/Khà Đoong. Trong bộ luật hôn nhân của Lào các điều khoản ຄ່າດອງ/ Khà Đoong rất “linh hoạt” song thực tế lại "không có không được", bắt buộc nhà trai phải nộp cho nhà gái. Dĩ nhiên số lượng cao thấp là do tài thương lượng, điều đình của ông hay bà mai với cha mẹ cô gái. Ở tỉnh thành, phần vật liệu thách cưới thường chỉ tính bằng tiền hay vàng ta. Ở nông thôn lại có cả trâu bò, ruộng đất. ຄ່າດອງ/Khà Đoong chỉ phải nộp trong ngày cưới và sẽ được nói rõ trong hôn lễ chính thức. 
Nghi thức đám cưới: Người Lào có tục lệ chỉ cưới gả nhau vào những tháng chẵn. Tháng sáu là tháng tốt nhất vì nhằm mùa ບຸນບັ້ງໄຟ/Bun Bang Phay tức lễ cầu mưa. Tháng sáu cũng là tháng cuối cùng vì qua tháng bảy là mùa đồng áng, còn tháng tám lại nhằm mùa ເຂົ້າພັນສາ/Khạu Phăn Sả tức mùa cấm phòng của chư tăng ni hệ tiểu thừa kéo dài mãi đến trăng tròn tháng 11. Đây là khoảng thời gian người Lào tuyệt đối kiêng cữ (ຄາລຳ/Kha-lăm), nên đành chờ đến tháng 12. Ngày tốt, người Lào chọn 15 ngày trước khi trăng tròn, ngụ ý duyên phận vợ chồng son sẽ ngày càng gắn bó, thắm thiết, càng sáng tỏ, đẹp như trăng.
Lễ nghinh hôn: Như đã nói, người Việt đón dâu, người Lào đưa rể. Hình thức và nội dung nghi lễ trong hôn nhân Lào bao gồm những lễ sau: ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn, ບາສີ/Ba-xỉ ຜູກແຂນ/Phục-khẻn
Lễ Cầu yên (ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn) trong đám cưới
 ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn có nghĩa là Cầu vía - Cầu yên vì vía vốn phiêu lãng chỉ muốn rời khỏi xác. ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn là danh xưng phổ thông để chỉ định nghi thức tín ngưỡng Cầu yên - Cầu vía. 

 ບາສີ/Ba-xỉ là biệt từ chỉ định lễ ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn trong hoàng gia, vọng tộc hay trong giới trưởng giả phú quí. 

 ຜູກແຂນ/Phục-khẻn (buộc chỉ cổ tay) là tên bình dân của ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn.



Buộc chỉ cổ tay (ຜູກແຂນ/Phục-khẻn) 
Hình thức vật chất của Cầu yên (ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn) ພາຂວັນ/Pha-khoẳn. ພາຂວັນ/Pha-khoẳn nghĩa là một cái mâm hay " mâm tiệc cho vía ", gồm các ô(ໂອ) và khẳn (ຂັນ) (loại tráp nhỏ) được để chồng lên nhau ; trên mỗi ô(ໂອ) và khẳn (ຂັນ) được cắm nhiều ống như " ống loa " làm bằng lá chuối xanh phủ đầy hoa đủ màu. Trên đỉnh Mâm lễ (ພາຂວັນ/Pha-khoẳn) là một " ống loa " to nhất cũng làm bằng lá chuối nhưng đặc biệt là hoa Champa được nâng niu kết lại trên từng cái găm dài nhỏ bằng gỗ, hay bằng tre, cắm rủ dài xuống trông giống như mái tóc bạch kim lóng lánh. 

Ngoài ra trên Mâm lễ (ພາຂວັນ/Pha-khoẳn) ta còn thấy có cả trầu cau, thuốc lá, trứng luộc ; xôi, rượu, bánh trái, tiền, nhang, nến và những sợi dây màu trắng, dệt bằng vải bông… 
Trong các buổi lễ khác, Mâm lễ (ພາຂວັນ/Pha-khoẳn) nhỏ hay lớn, ít hay nhiều tầng (nhiều mâm nhỏ chồng lên nhau) , lượng lễ vật ra sao là tùy hoàn cảnh tài chính của gia chủ. 
Mâm lễ (ພາຂວັນ/Pha-khoẳn)
Hai Mâm lễ (ພາຂວັນ/Pha-khoẳn) trong trong ngày cưới đặc biệt hơn thường lệ, nhiều khi cao tới 7 hay 9 tầng, chu vi cả thước và có cả tiền lẫn vàng. Hoa Champa thì được thay bằng hoa Cau (ດອກຮັກ/Đoọc Hắc). 

Nghi lễ Cầu yên (ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn) phải được diễn ra nơi trang trọng nhất trong nhà, thường là phòng khách, nhân dịp này lại được lau chùi, dọn dẹp kỹ hơn, bày biện mỹ thuật, vui mắt hơn nên trông sang trọng vô cùng. Người được mời làm chủ lễ theo lẽ là các vị sư, song thực tế thường là do một Chan hay một Thít tức tu sĩ đã hoàn tục, nếu không, ít ra cũng phải là một Mỏ- khoẳn (còn được gọi là Mỏ-phon, tức thầy cúng) hoặc một cụ ông tóc bạc, tiên phong đạo cốt, rành chuyện tụng niệm, lễ bái ; vận toàn đồ trắng. 

Rồi trong khung cảnh đông đủ mà lặng, nghiêm, dưới làn khói nhang mờ ảo, thoang thoảng mùi thơm của nhiều loại hoa, hoà hợp với mùi thơm siêu thoát của hàng ngàn đoá Champa … mọi người hiện diện chung quanh Pha-khoắn đều chấp tay trước ngực hay trước trán, khi vị chủ lễ, ngồi xấp bằng trên chiếu hay thảm, an vị theo hướng tốt đã chọn kỹ, đối diện người được hân hạnh nhận lễ Cầu yên (ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn), bắt đầu cất tiếng tụng kinh (ສວດມົນ/Suột Môn).
Trong mỗi cuộc hôn nhân, theo phong tục Lào, có tất cả ba lễ Cầu yên (ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn):
-    Do gia đình nhà chú rể tổ chức riêng cho chàng.
-    Do gia đình nhà cô dâu tổ chức riêng cho nàng.
-    Do hai gia đình nhà sui gia cùng tổ chức.
Bài kinh cầu trong buổi lễ thứ nhất và thứ hai có nội dung tốt đẹp gần giống nhau, nhắc nhở cô dâu chú rê về công đức sinh thành của cha mẹ,v.v… Bài kinh trong buổi lễ thứ ba có nội dung đặc thù cho tình nghĩa vợ chồng, bổn phận dâu rể. Trước Mâm lễ (ພາຂວັນ/Pha-khoẳn), chú rể ngồi bên phải, cô dâu bên trái.
Cuối cùng là lễ đưa rể:  Theo phong tục thì cuộc đưa chồng về nhà vợ được tổ chức sau ngày làm lễ Cầu yên (ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn) nhưng để tiện việc tổ chức, lễ này thường được tiến hành ngay hôm đó. 
Đến giờ lành, phái đoàn nhà trai - tuyệt đối không có các bà goá hay li dị - mang lễ vật đã được đôi bên thoả thuận đến nhà gái. Hai Pha- khoẳn nói trên đã được mang đến nhà gái từ trước. 

Phái đoàn nhà trai tiến dần về hướng nhà gái trong tiếng reo hò, lăm, khắp, xởng (các điệu hát, hò … đặc biệt của Lào) hoà lẫn âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền Lào, đại để trống, sáo, nhị, chuông … và Khèn, như để báo tin vui cùng trời đất, cùng xóm làng.
Một đám cưới ở Lào
Trước khi được phép vào nhà cô dâu, phái đoàn đưa rể (ແຮ່ເຂີຍ/hè-khởi) cũng đã trải qua mấy "cửa ải" giăng dây, chận cổng, đối đáp, yêu sách tinh nghịch giống như họ nhà trai bên ta đi rước dâu vậy. Có điều trước khi bước chân lên cầu thang - người Lào thường ở nhà sàn, chú rể (ເຈົ້້າບ່າວ/chạu-bào) phải đặt hai chân lên một miếng đá có phủ lá chuối xanh tươi do gia đình cô dâu (ເຈົ້າສາວ/chạu-sảo) chuẩn bị sẵn, một người em hay một người bà con (trai hay gái) của cô dâu (ເຈົ້າສາວ/chạu-sảo) sẽ mang tới một ô thay thau nước cùng một tấm khăn và rửa chân thật kỹ cho chú rể (ເຈົ້້າບ່າວ/chạu-bào). Chú rể (ເຈົ້້າບ່າວ/chạu-bào) phải thưởng tiền cho người thi hành lệ đó. Tục này ngụ ý chú rể về ở nhà vợ với tâm thân trong sạch. Và chính cô dâu (ເຈົ້າສາວ/chạu-sảo) là người đứng ra nhận lễ cưới mình.
Sau đó là lễ Cầu yên (ສູ່ຂວັນ/Sù-khoẳn) Tân Hôn rồi mới tới tiệc tùng, ca hát – ngày nay có thêm một mục là mục nhảy đầm, thường kéo dài thâu đêm. 
Chạu bào - Chạu Sảo
Ba ngày sau, chú rể đưa cô dâu về thăm cha mẹ ruột. Đây là dịp tân lang tân nương mang theo vài kỷ vật làm quà biếu cha mẹ và anh chị em chồng. Và như thế, đôi vợ chồng  mới chính thức hoà hợp vào cả hai gia đình.
Đọc tiếp…

Lễ hội Pháo Thăng Thiên (Bun Bặng Phay)

Từ xa xưa,đất nước Triệu Voi đã được mệnh danh là xứ sở của lễ tết. Bởi vì mỗi năm họ đều có 12 lễ hội gọi là “Hịt xíp xoỏng”. Một trong số lễ tết ấy phải kể đến là Lễ hội Pháo Thăng Thiên. 

Người Lào gọi Lễ hội Pháo Thăng Thiên là Bun Bặng Phay. Đây là lễ hội truyền thống có tự ngàn xưa, được tổ chức vào tháng 6 lịch Lào nên còn có tên gọi khác là Tết Tháng Sáu.

Lễ hội pháo thăng thiên tại Lào - Bun Bặng Phay
 Những cây pháo nhìn như những tên lửa được gọi là “Bặng phay”
  Lễ hội Pháo Thăng Thiên có tự bao giờ? Ai hoặc dân tộc nào tổ chức trước? Và tổ chức để làm gì?
Câu hỏi trên còn chưa một ai có thể trả lời được một cách chắc chắn. Có một truyền thuyết duy nhất liên quan đến Lễ hội Pháo Thăng Thiên chính là ‘’ Truyền thuyết Nàng Ày ‘’  hay còn có tên khác là “ Truyền thuyết vua Khỏm xứ Nỏng Hản (Nỏng Hản ngày nay là một cái hồ lớn thuộc tỉnh Xả Côn Nạ Khon - Đông Bắc Thái Lan ).
Chuyện kể rằng :
   Thuở ấy, có một ông vua Khỏm ( Môn – Kh’mer ) cai trị xứ Nỏng Hản  tổ chức Lễ hội Pháo Thăng Thiên thật lớn để thi thố giữa các mường với nhau. Tất cả các mường đều được mời đến tham dự. Bao gồm những gương mặt lừng danh như sau :
-         Công tử Phả Đaeng ( Xứ Phả Đaeng - Thuộc phía Tây Nam tỉnh U Đon Tha Ni – Thái Lan  ngày nay.)
-         Vua xứ Xỉ Kẹo ( Tức bản Xỉ Kẹo Phặc Vèn thuộc tỉnh Rọi Êt –Thái Lan ngày nay )
-         Vua xứ Phả Đẹt ( Bây giờ thuộc tỉnh Ka La Xỉn – Thái Lan- nơi còn sót lại dấu tích văn hóa Môn – Kh’mer cổ. )
-         Vua xứ Xiêng Hiển ( Thuộc khu vực nói trên )
...
      Trong dịp Đại lễ này, con trai của Long Vương tên là Thái tử Phăng Khi ở dưới sông Mê Công cũng biến thành một chàng trai tuấn tú đến xem hội. Khi nhìn thấy nhan sắc diễm lệ của con gái vua Khỏm là công chúa Nàng Ày, Thái tử Phăng khi  bỗng thấy xao xuyến trong tim.
 Trong dịp thi thố pháo thăng thiên này, pháo của công tử Phả Đaeng bị vỡ. Pháo vua Khỏm bị tịt ngòi. Còn pháo của các xứ khác đều bay vọt lên trời cả.
   Một ngày nọ, sau khi kết thúc lễ tết, Thái tử Phăng Khi vì tương tư công chúa Nang Ày, muốn được chiêm ngưỡng nhan sắc diễm lệ của nàng cho thỏa nhớ mong bèn cùng tùy tùng lên khỏi mặt sông biến mình thành một con sóc trắng, cổ đeo một cái chuông vàng bám trên cây gạo cạnh  lâu đài công chúa Nàng Ày. Công chúa nghe tiếng chuông vàng ngân lên bèn ra ngó xem, còn anh chàng sóc trắng tuy miệng gặm trái cây mà ánh mắt như dán vào trang mỹ nhân tuyệt sắc. Công chúa thấy con sóc kỳ lạ quá bèn sai thợ săn đem cung ra bắn. Chàng sóc trắng Phăng Khi bị bắn rơi từ trên cây gạo xuống, trước khi tắt thở bèn nguyền rằng: “Nguyện cho thân thể ta trở thành miếng mồi thơm ngon, dù cả xứ sở này có ăn mãi cũng không bao giờ hết”.
 Qủa nhiên, Nàng Ày sai thợ săn làm thịt sóc trắng. Công chúa còn sai đem biếu tất cả dân trong xứ Nỏng Hản ăn, ngoại trừ bọn đàn bà góa bụa, bị chồng bỏ thì không được biếu.
Nói về đám tùy tùng của Thái tử Phăng Khi, nhìn thấy sự tình như vậy bèn cùng nhau tuột xuống khỏi cây gạo về tâu lại Long Vương. Long Vương đau đớn và căm giận vô cùng bèn dẫn quân ngay đêm đó tàn phá xứ Nỏng Hản.
 Cũng trong đêm ấy, công tử Phả Đeng là người tình của công chúa Nàng Ày đi cùng công tử Xảm cưỡi ngựa đến gặp người yêu. Nàng Ày bèn đem món lạp sóc cho tình lang ăn. Phả Đaeng thấy bất thường bèn bảo rằng : “Tại sao nàng dám ăn sóc trắng? Nàng há không sợ cả xứ sở bản mường này bị lún chìm trong nước ư?”
Nói đoạn, bèn ôm công chúa lên lưng ngựa chạy biệt xứ. Công tử Xảm không hiểu sự tình cũng chạy theo đuôi ngựa của hai người.
 Lại nói Long Vương cùng thủy binh đêm ấy tàn phá xứ Nỏng Hản khiến cho khắp nơi ngập chìm trong biển nước, trừ những nhà của các bà góa và các bà bị chồng ruồng bỏ. Song tìm mãi cũng không thấy Nàng Ày ở đâu bèn theo dấu ngựa đuổi mãi cho tới khi thấy Phả Đaeng và Nàng Ày. Còn về Nàng Ày lúc trốn khỏi lâu đài do gấp quá không kịp lấy gì bèn tiện tay với lấy cái chiêng vàng may mắn đưa cho công tử Xảm đang chạy theo đuôi ngựa. Long Vương đuổi kịp bèn lấy đuôi quất mạnh khiến cho cái chiêng tuột khỏi vai công tử Xảm mà rơi xuống. Chỗ ấy về sau gọi là “Nỏng Khọng “ nghĩa là Hồ Chiêng.Long Vương lại tiếp tục truy đuổi cho đến khi tiếp giáp Nàng Ày bèn quẫy đuôi khiến cho nhẫn của công chúa tuột rơi. Nơi ấy về sau gọi là Nỏng Vẻn, nghĩa là Hồ Nhẫn. Long Vương tiếp tục truy đuổi đến cùng.Công tử Xảm chạy theo đuôi ngựa bị vấp ngã. Long Vương lại truy sát và cuối cùng lấy đuôi quấn công chúa Nang Ày từ trên lưng ngựa. Riêng công tử  Phả Đaeng và công tử Xảm thì Long Vương không truy sát vì họ không ăn thịt sóc trắng. Những lòng đường mà quân rồng trườn đi truy sát sau này biến thành những con suối gọi là suối Chàng Xảm Vấp Ngã ( Huội Ại Xảm Pha Lat ) mà khi ta ngồi hỏa xa từ U Đon đi qua sẽ nhìn thấy.
  Chuyện về Bun Bặng phay ( Lễ hội Pháo Thăng Thiên ) lớn nhất chỉ có thế. Còn về xứ sở vua Khỏm bị nhấn chìm xuống biển nước trở thành cái hồ trong huyền thoại trên chính là hồ Nỏng Hản thuộc quận Kumphawapi – Xả Côn Nạ Khon –Thái Lan ngày nay.( Kumphawapi có nghĩa là Hồ Trũng )
Qua truyền thuyết về vua xứ Khỏm, ta nhận ra sự kỳ lạ vì từ năm 1966 đến 1972 trở lại đây, Cục Nghệ thuật Thái Lan đã khai quật tìm kiếm cổ vật ở Bản Xiêng, thuộc khu vực quanh hồ Nỏng Hản được cho là xứ sở vua Khỏm trước đây, đã phát hiện được đồ đất nung và hài cốt người. Tất cả đã được chuyển đến Bảo tàng Trường Đại học Pennsylvania -  Mỹ để giám định niên đại và báo cáo nhận được sau đó là những cổ vật này có niên đại không dưới 5815 năm cho đến 6854 năm hoặc có thể cho rằng chúng có niên đại từ 5000 năm đến 7000 năm.
Truyền thuyết Phả Đaeng – Nang Ày trên đây không phải là giai thoại nhằm lý giải nguồn gốc Lễ hội Pháo Thăng Thiên mà chỉ là câu chuyện có liên quan đến lễ tết này mà thôi. Cho đến nay chưa tìm thấy lời giải đáp trong bất kỳ truyền thuyết nào.
 Đến đây, chúng ta bàn đến vấn đề “ Tại sao lại tổ chức Lễ hội Pháo Thăng Thiên? “
Vấn đề này thật khó lý giải vì xuất xứ lễ tết này không được nhắc đến ở bất kì một truyện cổ nào, hoặc sử sách nào. Chỉ có dân gian truyền miệng nhau từ đời này sang đời khác như sau:
 Người Lào đốt pháo thăng thiên là nhằm để thờ phụng Thẻn/ Then ( Ngọc Đế ) nhằm cầu mưa thuận gió hòa.Người xưa quan niệm rằng trên trời có nhiều tầng tầng lớp lớp không khác gì tổ ong, mỗi một tầng là một mường ( xứ sở ) hoặc một quốc gia. Người cai quản mỗi tầng ấy, người Lào gọi là Pha ya Thẻn ( Vua Thẻn, vua trời ), Tiếng Pa Li gọi là “  Thếp – Phạ - Chậu “ hay gọi là “ Phạ -in – Phạ-Phôm “.Pha ya Thẻn là người làm mưa,làm gió,làm ra nước,ra lửa.Việc đốt Pháo Thăng Thiên nhằm thờ phụng Pha ya Thẻn để cho Ngài hoan hỉ nhằm làm cho thời tiết thuận hòa, dân chúng nhờ đó mà cày bừa, cấy hái theo từng mùa vụ.
Nhưng cũng có những nhóm người lại cho rằng việc đốt Pháo Thăng thiên là để cúng dường Phật. Cụ thể có lời ca đốt pháo Thăng Thiên mà người Lào –Thái ở Chiềng Mai gọi là “ Hằm boọc phay “,hoặc “ Sậng Bặng phay ‘’ như sau :
“ ...Chắp tay nâng tới mây ngàn
Chúng con tô điểm muôn vàn pháo bông
       Sáo,khèn lảnh lót trên không
    Vượt bao quan ải bạch cùng Thế Tôn
          Pháo bay trên các tầng trời
  Vượt qua muôn ải dâng lời thành tâm...”

Tóm lại, việc đốt pháo thăng thiên ban đầu là để thờ Ngọc Đế và chư tiên. Nhưng về sau do chúng ta tín ngưỡng Phật giáo nên đã chuyển sang mục đích cúng dường Phật. Cũng như những lễ hội truyền thống khác là ban đầu nhằm mục đích thờ phụng các vị Thần trong Bà La Môn giáo. Chẳng hạn Bun Pi Mày ( Tết Năm mới, tết Té Nước ) lúc đầu là phong tục của những người tín ngưỡng Bà La Môn giáo, về sau lại là phong tục của  những người tín ngưỡng Phật giáo.
 Còn một điều quan trọng nữa là việc tổ chức Lễ hội Pháo Thăng Thiên  vào tháng 6 ( Lịch Lào ) không thể thiếu nghi thức vào chùa tu tập và té nước cho các cao tăng bằng những làn nước tung lên cao.
Vì vậy, mới có giả thiết rằng việc vào chùa tu tập và té nước trong Lễ hội Pháo Thăng Thiên tháng 6 chính là căn cứ  vào ngày Đản Sinh, ngày Thành Đạo, Ngày nhập niết Bàn của Đức Phật là cùng một ngày. Nhưng việc người ta gọi ngày rằm tháng 6 ( Lịch Lào ) là ngày Visak là gọi theo tên một vì sao mang tên sao “ Vi -sa -kha “ ( Sao Kèo nhà )mà mặt trăng phải đi qua vào đêm 15 tháng 6 mỗi năm. Việc cúng dường nhằm mục đích tri ân Đức Phật. Người Lào gọi là ngày Vi – xả - khạ -bu-xa.( Việc thờ cúng vào ngày Visak )
Cho nên việc làm pháo thăng thiên cũng là để đốt trong ngày Visak ( Phật Đản ).
Dân gian Lào còn truyền tụng bài ca thế này :
“  Nam mô Phật
Con xin đảnh lễ Đức Thích Ca Mâu Ni
Đức Thích Ca Mâu Ni trên đầu là Phật
Nói về tương lai còn lan truyền về quá khứ
Sự vô thường cháu con khắp chốn
Đừng quên tục lệ bản mường
Phải  luôn luôn niệm Phật cầu kinh
Chớ quên lễ tắc bạt mỗi ngày
Phải hành thiện,bố thí luôn luôn
Ngài dạy chớ sân si ôm hận
......”
Điều này chứng tỏ người xưa đã lồng lời răn của Phật vào trong câu hát.
Trong Lễ hội Pháo Thăng Thiên, người ta không chỉ đốt pháo mà còn thắp nến, rước lửa đi xung quanh chùa, xả - la ( bia đá). Những đợt pháo hoa rực rỡ sắc màu cứ bay lên không trung như mang theo bao ước nguyện của người Lào về một cuộc sống bình yên tươi đẹp như thế.
Đọc tiếp…

ຮີດ12ຄອງ14

 ຮີດ12ຄອງ14

    ການກຳເນີດຮີດຄອງປະເພນີລາວ
        ຮີດຄອງປະເພນີລາວ ໄດ້ກຳເນີດມາແຕ່ສະໄໝບູຮານນະການ ແລະ ໄດ້ຂະຫຍາຍຕົວຢ່າງຕໍ່ເນື່ອງ, ໂດຍສະເພາະແມ່ນສະໄໝເຈົ້າຟ້າງຸ່ມມະຫາລາດເປັນຕົ້ນມາ,ປະຊາຊົນລາວທຸກເຜົ່າສາມັກຄີກັນ,ຮ່ວມແຮງຮ່ວມໃຈກັນສ້າງປະເທດ,ສ້າງພື້ນຖານວັດທະນະທຳ,ສົ່ງເສີມພູມປັນຍາ ຂອງປະຊາຊົນ,ເມື່ອສາສະໜາຈະເລີນຮຸ່ງເຮືອງຂຶ້ນນມາ,ສາສະໜາສະຖານໄດ້ກາຍເປັນສູນກາງທາງດ້ານວັດທະນະທຳ,ເປັນໂຮງຮຽນ,ເປັນສູນບຳລຸງຈິດໃຈ,ເປັນຫໍພິພິຕະພັນ ທັງເປັນບ່ອນທຳບຸນສິນກິນທານ. ພະສົງ-ສາມະເນນແລະປະຊາຊົນໄດ້ປະຕິບັດພາລະບົດບາດ ແລະ ໜ້າທີ່ສຳຄັນໃນການອະນຸລັກແລະເຜີຍແຜ່ມູນເຊື້ອວັດທະນະທຳ,ຮີດຄອງປະເພນີອັນດີງາມໃນທ່າຕັ້ງໜ້າຈົນກາຍເປັນຊັບສົມບັດອັນລ້ຳຄ່າຂອງຊາດລາວເຮົາສືບມາເຖິງປັດຈຸບັນ.
Đọc tiếp…

Tục lệ cưới của người Lào ngày xưa

Sau sinh nở, tu hành, cưới xin cũng là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Theo quan niệm của người Lào thì cưới xin là thời kỳ con người phải trưởng thành về nhiều mặt để bước vào cuộc sống tự lập đầy khó khăn thử thách. Hơn thế nữa, họ lại chuẩn bị làm cha, làm mẹ, một điều hết sức mới mẻ đối với người thanh niên. Bởi vậy ông bà, cha mẹ, họ hàng thường đặc biệt quan tâm giúp đỡ con cháu trong bước ngoặt quan trọng này. Tục cạo đầu đi tu ở một số địa phương trước khi cưới vợ, phải chăng cũng là một sự chuẩn bị để người thanh niên bước vào cuộc sống tự lập.
Đám cưới ngày xưa ở Lào

Đọc tiếp…

Ca múa nhạc

Nhân dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông.
Một điệu múa của Lào

Đọc tiếp…

Ma chay

Ma chay
Trước đây người Lào coi cái chết là bước ngoặt quan trọng cuối cùng của đời người, bởi nó chấm dứt một kiếp tu nhân tích đức, chuẩn bị chuyển sang một kiếp khác. Nhờ kiếp này tích được nhiều phúc đức nên kiếp sau sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đối với các phật tử Lào, cái chết không chỉ là sự mất mát buồn thương mà còn là hình thức giải thoát của con người từ kiếp này sang kiếp khác.
Đọc tiếp…

Sinh đẻ

Về sinh đẻ
Trước đây cũng như ngày nay, người Lào quan niệm việc sinh đẻ, tu hành, cưới xin, ma chay là những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Và đây cũng là dịp để mọi người thể hiện tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong gia đình, bà con, xóm giềng, bản làng. Ở các vùng thôn quê cũng như đô thị trước kia việc sinh đẻ có nhiều kiêng kỵ, phức tạp. Có những nội dung được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, nhưng không ít điều cấm kỵ mang đậm dấu ấn tín ngưỡng cổ và Phật giáo. Những cấm kỵ này tồn tại suốt một thời gian dài cho đến khi mạng lưới y tế được triển khai xuống tận bản làng thì mới có sự thay đổi mạnh mẽ dưới chế độ mới sau năm 1975.
Đọc tiếp…

Lễ “Cầu yên” (xù-khoẳn) và lễ buộc chỉ cổ tay (phục khẻn)

Ở Lào có một nghi lễ đơn giản nhưng thiêng liêng, trang trọng phổ biến trong nhân dân các bản mường gọi là “xù-khoẳn”. Thật vậy, chỉ cần cây nến, bông hoa, bát gạo, sợi chỉ trắng là có thể làm lễ “xù-khoẳn”. Lễ “xù-khoẳn” trở thành nghi lễ rất phổ biến từ nông thôn đến thành thị.
Lễ “Cầu yên” (xù-khoẳn) 
Theo ngôn ngữ Lào thì “xù-khoẳn” có nghĩa là “vía trở lại”, mâm lễ để “xù-khoẳn” gọi là “pha-khoẳn”, người làm lễ gọi là “mỏ-khoẳn” và nội dung cầu mong trong lễ gọi là “xụt-khoẳn”. Xưa nay, người Lào có tập quán làm lễ “xù-khoẳn” trong cả hai trường hợp may và rủi trong cuộc đời mỗi người. Cưới vợ, chuyển nhà mới, sinh con đầu lòng, thoáng khỏi một tai nạn, gặp lại bạn thân, khách quý, đi đường xa đến đích an toàn, kết nghĩa bạn bè, anh em, hoàn thành một việc hệ trọng…đối với người Lào đều coi là sự may mắn. Còn các trường hợp như làm ăn thua lỗ, không làm xong một việc đã định trước, toàn gặp những điều trục trặc đau ốm, cha hay mẹ chết…đều là những rủi ro trong cuộc sống. Khi gặp toàn những điều may mắn như trên, người Lào cũng làm lễ “xù-khoẳn” để thể hiện sự biết ơn, niềm phấn khởi tư tưởng và cầu mong mọi sự được tốt đẹp hơn nữa. Còn gặp những rủi ro, người Lào làm lễ “xù-khoẳn” cầu mong sự may mắn, để an ủi động viên con người vững tin ở cuộc sống và hành động của mình.
Không chỉ đối với con người, ở Lào còn có tục làm lễ “xù-khoẳn” cho các loại gia súc trực tiếp phục vụ cho sản xuất như trâu, bò, ngựa…các loại nông cụ quan trọng như cày, bừa, xe trâu, kho để thóc lúa. Chẳng hạn, trước và sau khi cày bừa xong, người nông dân Lào thường chuẩn bị cỏ non, nước ướp hoa thơm để làm lễ “xù-khoẳn” cho trâu- nguồn sức kéo chủ yếu trong mỗi vụ sản xuất. Trong buổi lễ gia chủ đọc những lời cầu mong sao cho loài vật ngày càng sinh sôi nảy nở, tránh được các loại dịch bệnh, thuần tính, kéo cày bừa khỏe góp phần làm ra nhiều lúa gạo. Hàng năm, trước và sau khi sử dụng chiếc xe trâu – phương tiện vận chuyển quan trọng ở nông thôn Lào xưa kia, chủ nhân cũng làm lễ “xù-khoẳn”. Họ cầu mong chiếc xe được vững chắc, sử dụng luôn được an toàn. Trước lúc chuyển lúa mới lên kho cất giữ, đa số nông dân Lào làm lễ “xù-khoẳn” cho cái kho đó. Trong buổi lễ, gia chủ thành tâm cầu mong kho luôn được an toàn và quanh năm không lúc nào vơi cạn.
Nhân dân Lào còn làm lễ “xù-khoẳn” trong trường hợp có người thân bỗng nhiên bị ngớ ngẩn, sợ sệt hoặc như người mất hồn, hoảng loạn do vừa trải qua sự việc ghê rợn cận kề cái chết như đi rừng gặp hổ, qua sông thuyền bị lật…Theo tín ngưỡng cổ, người Lào cho rằng mỗi con người đang sống có một linh hồn (vin-nhan) và nhiều vía (khoẳn). Linh hồn luôn tồn tại gắn liền với cơ thể con người, nếu nó tách ra thì con người chết, còn vía thì lúc hợp lúc tan, khi nó rời cơ thể thì con người không còn khôn ngoan như lúc bình thường. Người ta phải làm mọi cách để giữ nó luôn ổn định trong con người, hình thức hiệu nghiệm nhất là làm lễ “xù-khoẳn”. Trong những trường hợp này, lễ “xù-khoẳn” có nét giống lễ cầu vía và đúng với tên gọi của nó. Còn trong nhiều trường hợp khác, lễ “xù-khoẳn” không đơn thuần là lễ cầu vía như tên gọi của nó. Có thể nói thực chất của “xù-khoẳn” là lễ cầu may mắn, yên lành. Phải chăng đó là niềm mong ước lớn lao của người nông dân Lào xưa kia khi trình độ sản xuất còn thấp kém, phụ thuộc vào thiên nhiên.
Tại các bản mường, nhân dân Lào còn có tục làm một nghi lễ khác có nội dung giống “xù-khoẳn” nhưng gọi là lễ “phục-khẻn” nghĩa là lễ buộc chỉ cổ tay. Hình thức buộc chỉ cổ tay là một nghi thức quan trọng trong lễ “xù-khoẳn”. Căn cứ vào nội dung và hình thức của lễ “phục-khẻn”, có thể coi đây cũng là một hình thức của lễ “xù-khoẳn” nhưng nó đơn giản ít tốn kém và qui mô nhỏ hơn. Với lễ buộc chỉ cổ tay, chỉ quả trứng luộc hoặc quả chuối chín, nắm gạo và sợi chỉ trắng là có thể làm lễ. Sau khi đặt quả trứng luộc lên bàn tay trái của người chủ lễ, người làm lễ lấy sợi chỉ trắng cuốn một vòng quanh cổ tay rồi đọc nội dung cầu nguyện trước khi thắt nút vòng chỉ. Những người cùng dự đưa tay vịn tay người làm lễ với thái độ chân thành, thận trọng và tin tưởng.
Còn lễ “xù-khoẳn” có quy mô lớn hơn lễ buộc chỉ cổ tay, cần có một thời gian chuẩn bị nhất định. Muốn làm lễ “xù-khoẳn”, gia chủ phải chuẩn bị nến, hương hoa, các loại bánh trái, rượu, thuốc lá đặt trên mâm lễ gọi là “pha-khoẳn”. Một số địa phương còn có cả gạo, tiền trên mâm lễ - quy mô của mâm lễ tùy thuộc hoàn cảnh, khả năng của mỗi gia đình. Đối với những gia đình khá giả ở chốn đô thị, trên mâm lễ còn có một số tư trang quý cho chủ nhận lễ như nhẫn, dây chuyền vàng cùng với những đài hoa kết thành hình tháp. Mâm lễ còn được đặt trên một tấm vải đỏ hoặc màu sặc sỡ. Bà con đến dự lễ thường đem theo một khay lễ, một cân gạo hoặc hoa tươi. Các vị sư ở ngôi chùa bản cũng được mời đến dự lễ “xù-khoẳn”, đứng ra làm lễ thường là một cụ già cao niên có uy tín trong bản. Mỗi mâm lễ “xù-khoẳn” có thể lớn nhỏ khác nhau song nội dung cũng như hình thức đều giống nhau, nhất là không khí thiêng liêng trang trọng. Người chủ mâm lễ luôn tỏ ra thành tâm tin tưởng, người đến dự lễ biểu thị sự nhiệt tình, chân thành.
Khi những người dự lễ đến đông đủ, khói hương trên mâm lễ bốc nghi ngút thì cụ già làm lễ đến ngồi xếp chân bên mâm lễ theo hướng đã định. Ngồi sát mâm lễ là người chủ lễ, tay phải vịn vào mâm lễ, tay trái đưa lên, bàn tay để ngửa như chờ đón mọi sự yên lành. Người làm lễ bắt đầu đọc những lời cầu nguyện với giọng nghiêm trang tha thiết. Mỗi lễ “xù-khoẳn” có nội dung mục đích khác nhau nên cũng có những lời cầu nguyện thích hợp. Ở Lào những lời cầu nguyện (xụt-khoẳn) được sưu tầm in thành sách, nhìn chung nội dung cầu nguyện trong lễ “xù-khoẳn” phù hợp với từng trường hợp có thể và lòng mong ước cũng không quá cao xa với cuộc sống thực tại. Sau khi đọc xong lời cầu nguyện, người làm lễ lấy một sợi chỉ trắng trên mâm lễ buộc một vòng lên cổ tay trái người chủ mâm lễ. Tiếp theo bà con dự lễ lần lược buộc những vòng chỉ trắng lên cổ tay trái người chủ mâm lễ. Đến đây, lễ “xù-khoẳn” coi như kết thúc trong không khí cởi mở, vui tươi. Mọi người ăn uống trò chuyện mừng cho chủ mâm lễ vừa được dón nhận những vòng chỉ nhiệt thành báo trước mọi sự tốt lành sắp đến. “Xù-khoẳn” là một nghi lễ rất phổ biến ở Lào. Do tính đơn giản của nó, dù giàu hay nghèo, sang hay hèn hộ nào cũng có thể tổ chức lễ “xù-khoẳn”. Và bất kỳ người Lào, dù trai hay gái trong cuộc đời của mình đều trải qua hàng chục, hàng trăm lần làm lễ “xù-khoẳn”. Cùng với thời gian, lễ “xù-khoẳn” không ngừng được biến đổi để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Chẳng hạn, nó hòa nhập với đạo Phật khi tôn giáo này được truyền bá và phát triển rộng rãi ở Lào, nhưng “xù-khoẳn” vẫn giữ được cái cốt lõi của một tín ngưỡng cổ, đó là tính đơn giản, thiêng liêng và quan trọng. Nội dung cầu nguyện trong lễ “xù-khoẳn” được bổ sung phong phú hơn, về hình thức cũng được trau chuốt bóng bẩy, giàu nhạc điệu khi đọc có sức hấp dẫn hơn trước. Tóm lại lễ “xù-khoẳn” đã vượt quá khuôn khổ của một nghi lễ bình thường, trở thành một tình cảm, niềm tin và nguồn động viên lớn về mặt tinh thần đối với người Lào trong cuộc sống, lao động sản xuất.

Đọc tiếp…

Lao động

Phân công lao động

Việc phân công lao động trong gia đình người Lào ở mỗi nhóm dân tộc, mỗi miền có khác nhau đôi chút, song về căn bản đều theo giới và lứa tuổi. Sự phân công lao động phản ánh khá rõ nền kinh tế nông nghiệp, tự cấp tự túc, trong đó mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế hầu như khép kín. Từng gia đình phải sản xuất tự túc tất cả mọi nhu cầu của đời sống từ lúa, bông, vải, mắm…, đến rau quả, thuốc hút. Phần còn lại nhờ vào sự trao đổi với xóm giềng hoặc các bản mường lân cận.
Đọc tiếp…

Trang phục của người Lào

Về trang phục, trang sức của người Lào

Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay…
Trang phục các cô gái Lào trong các ngày lễ quan trọng

Đọc tiếp…

Nhà ở của người Lào

Về nhà ở  
Bản làng người Lào lùm thường ở bên các con sông, suối, thuyền bè xuôi ngược dễ dàng. Trong bản hầu hết là nhà sàn gỗ, nối tiếp nhau theo dòng sông, suối và quay về một hướng. Trước đây dưới gầm nhà thường đặt khung cửi, để nông cụ, chuồng gà, chuồng trâu. Sau cách mạng năm 1945, hưởng ứng phong trào vệ sinh phòng bệnh, chuồng trâu, bò đã được chuyển khỏi gầm nhà. Có ý kiến cho rằng người Lào ở nhà sàn để đề phòng thú dữ. Thực ra phải nói người Lào thường ở nhà sàn, nhất là ở nông thôn là để tránh mọi bất trắc có thể uy hiếp tính mạng, tài sản của con người như hổ, báo, rắn rết, mối mọt, trộm cướp và cả lũ lụt nữa. Hệ thống sông suối ở Lào quả có ưu đãi, khoan dung đối với con người, song không phải là không gây ra tai họa.
Đọc tiếp…

Ẩm thực của người Lào

Về ẩm thực của người Lào

Cây lương thực chủ yếu ở Lào là lúa nếp và lúa tẻ. Trên nương rẫy hoặc trong vườn còn trồng ngô, khoai sắn…nhưng đó chỉ là loại lương thực phụ. Trước đây diện tích lúa tẻ chiếm tỷ lệ không đáng kể và gạo tẻ chỉ để dùng làm bún, bánh trong những ngày lễ hội. Sau cách mạng năm 1945 diện tích gieo trồng lúa tẻ có tăng lên nhưng hầu như người Lào ưa thích ăn gạo nếp.
Đọc tiếp…

Một số đặc điểm về phong tục tập quán chủ yếu của người dân Lào

Một số phong tục tập quán chủ yếu của nhân dân Lào

Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, nhân dân Lào gọi là “ht bản khong mương”, được các thành viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện. Thành viên nào làm trái lệ làng sẽ bị phạt, hình thức phạt do các già bản và tập thể bản mường quyết định. Hầu hết các phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân có cội nguồn từ bản sản xuất nông nghiệp. Còn bản mường Lào là cái nôi nuôi dưỡng và bảo vệ một cách có hiệu quả các phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Dù có những biến đổi trong mỗi giai đoạn lịch sử, sự khác biệt về hình thức giữa các địa phương, song những phong tục cổ truyền của nhân dân Lào vẫn là tấm gương phản chiếu một phương thức sản xuất, một hình thái sinh hoạt nhất định của xã hội.
Đọc tiếp…