-->

Cách làm thị bò khô hạt mắc khén Xăm Nửa Lào ngon

 Làm thị bò khô hạt mắc khén Xăm Nửa Lào ngon

Đọc tiếp…

Món Lạp thị lợn Lào

  ລາບ​ໝູ​ລົດ​ແຊບ/Lạp thịt lợn ngon

Đọc tiếp…

Canh cá quả chua ngon của Lào

 ແກງ​ສົ້ມ​ປາ​ຄໍ່​ລົດ​ຈັດ​ຈານ/Canh cá quả chua ngon

Đọc tiếp…

Canh măng vị cổ truyền của Lào

 ແກງ​ໜໍ່​ໄມ້​ລົດ​ດັ້ງ​ເດີມ/Canh măng vị cổ truyền

Đọc tiếp…

Nộm đu đủ - món ăn ngon ở Lào

  ຕຳໝາກຫຸ່ງລົດເດັດ

Đọc tiếp…

Du lịch một vòng thủ đô Viêng Chăn - CHDCND Lào

Khải Hoàn Môn tại Lào
Đọc tiếp…

Cánh đồng chum Xiêng Khoảng

Cánh đồng chum Xiêng Khoảng
Cánh đồng chum Xiêng Khoảng

Đọc tiếp…

Tổ quốc gọi

Một đoạn phim lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của CHDCND Lào.
Phim tài liệu Lào: Tổ quốc gọi

Đọc tiếp…

Watphou - Champasack - Laos PDR

Wat Phu, một công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc được mệnh danh là Angkor Wat của Lào và được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới năm 2001.

Thắng cảnh Wat Phou nổi tiếng tại tỉnh Champasack - CHDCND Lào
Đọc tiếp…

6. Tỉnh Khammuane

1. Điều kiện tự nhiên

Đọc tiếp…

5. Tỉnh Houaphanh


I. Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Houaphanh (màu đỏ)
Nằm ở phía Đông Bắc CHDCND Lào, Houaphanh là tỉnh miền núi có độ cao 960m so với mực nước biển, cách thủ đô Viêng Chăn 650km, phía Tây giáp tỉnh Luang Prabang và tỉnh U Đôm Xay; phía Nam giáp tỉnh Xiêng Khoảng; phía Đông Nam giáp tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa (Việt Nam); phía Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La (Việt Nam). Tỉnh có 9 huyện, trong đó 6 huyện nằm trong số 47 huyện nghèo nhất của Lào. Trung tâm hành chính đặt tại thị xã Xầm Nưa. Tỉnh có 10 cửa khẩu với Việt Nam, trong đó có 01 cửa khẩu quốc tế và 03 cửa khẩu chính.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 17.504 km2, tỷ lệ che phủ rừng 40,75%, đồi núi chiếm 85%, diện tích trồng lúa chiếm 0,19% (33.190 ha).
Dân số 293.784 người (2012); mật độ dân số 17 người/km2.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm (tháng 4 – tháng 10), mùa khô rét buốt và khô (tháng 11 – tháng 3). Tài nguyên khoáng sản khá phong phú với các mỏ khoáng sản kim loại màu, kim loại đen như sắt, than, chì, kẽm. Có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện.
Giao thông đường bộ liên tỉnh và nội tỉnh còn khó khăn, đa phần là đường đất; Tỉnh có một sân bay nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, du lịch.

II. Tình hình kinh tế, xã hội:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh giai đoạn 2006-2010 là 8,8%/năm, quy mô GDP đạt 3.719 tỷ Kíp tương đương 460 triệu USD, trung bình mỗi năm đạt khoảng 743,81 tỷ Kíp tương đương 92 triệu USD, năm tài khóa 2010-2011 đạt đến 1.032 tỷ Kíp tương đương 129 triệu USD; cơ cấu GDP năm 2009-2010: nông nghiệp 64%, công nghiệp 17%, dịch vụ 19%; năm 2010-2011: GDP bình quân đầu người đạt 3,5 triệu Kíp tương đương 429USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 45,38%.
- Đầu tư trong và ngoài nước 5 năm qua (2006-2010) đạt 152 dự án với tổng vốn đầu tư 43,9 triệu USD.
Sản xuất nông nghiệp tập trung phát triển lúa gạo, ngô, đậu tương. Bình quân lương thực đạt 338 kg/người/năm. Diện tích và sản lượng nhiều loại cây hoa mầu chưa đạt kế hoạch đề ra. Các đàn vật nuôi tăng khá, đã có xuất khẩu.
Phát triển công nghiệp gặp nhiều hạn chế do cơ sở hạ tầng yếu kém, nhưng cũng ghi nhận một số kết quả tích cực, nổi trội là công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ. Hiện nay tỉnh có 81 cụm nhà máy chế biến, tăng 30 cụm so với năm 2006. Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống của các dân tộc cũng được khuyến khích và bắt đầu phát triển như nghề đan lát, dệt lụa tơ tằm và đan mâm mây… tuy nhiên quy mô còn nhỏ, thị trường không ổn định.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 5 năm 2006-2010 đạt 30,1 triệu USD, tăng trung bình 20%/năm, giá trị nhập khẩu 18,5 triệu USD, tăng trung bình 19%/năm. Hàng hóa xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là nông – lâm sản như: ngô, đậu tương, cánh kiến…và một số vật nuôi. Tuy lĩnh vực thương mại của tỉnh có phát triển nhưng vẫn ở quy mô nhỏ, hàng hóa để xuất khẩu còn ít và thị trường xuất của tỉnh chủ yếu là Việt Nam. Hàng hóa nhập khẩu phần lớn là để phục vụ sản xuất nội địa và tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân, chủ yếu là máy nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu và hàng tạp hóa.
Trong 5 năm vừa qua, du lịch từng bước trở thành hoạt động kinh tế quan trọng, tập trung phát triển về dịch vụ dựa trên tiềm năng về lịch sử và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Số khách du lịch trong nước và nước ngoài đến tỉnh Houaphanh trong 5 năm đạt hơn 57 ngàn lượt người, trong đó: khách quốc tế 15,5 ngàn lượt người. Đến năm 2010 tỉnh có 5 khách sạn, 45 nhà nghỉ, 84 nhà hàng, 01 khu bảo tồn động vật hoang dã quốc tế và 01 khu sinh thái cấp quốc gia.
Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Đường giao thông đã đến được 95,5% số bản trong tỉnh. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 38,72%, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 86,2%. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm, từ 53,23% năm 2006 xuống còn 45,38% năm 2010, điều kiện sinh hoạt của nhân dân tại nhiều bản làng được cải thiện.
Tỷ lệ biết chữ của người dân trong độ tuổi từ 15-40 tăng từ 85,79% năm 2006 lên 95,8% năm 2010. Số học sinh các cấp học tăng theo từng năm. Hiện có 02 trường cao đẳng tư thục hoạt động trên địa bàn tỉnh với 680 sinh viên theo học.
Nhìn chung Houaphanh là tỉnh có nhiều khó khăn, là một trong những tỉnh nghèo nhất của Lào, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, trình độ kỹ thuật, công nghệ và quản lý, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hệ thống giao thông đường bộ phần lớn chỉ lưu thông được vào mùa khô và chưa có sân bay đạt tiêu chuẩn.

III. Tình hình hợp tác với các tỉnh của Việt Nam:
Tỉnh Houaphanh có quan hệ rộng rãi, thường xuyên với các tỉnh của Việt Nam, trong đó nổi bật là Thanh Hóa, Sơn La.
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Houaphanh và hai tỉnh Sơn La, Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010 đạt 26,7 triệu USD, gấp 1,25 lần so với giai đoạn 2001-2005. Trong đó, Houaphanh xuất khẩu sang tỉnh Sơn La 3,2 triệu USD, xuất sang tỉnh Thanh Hóa 11,9 triệu USD; Sơn La và Thanh Hóa xuất khẩu sang tỉnh Houaphanh lần lượt là 4,9 và 6,6 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Houaphanh là nông, lâm sản như ngô, gạo và gỗ.
Ngành giao thông vận tải đã phối hợp tổ chức các tuyến vận tải hành khách, hàng hóa phục vụ nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp và nhân dân giữa các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La với tỉnh Houaphanh (cùng với các tỉnh khác của Lào). Hiện tại có 3 tuyến vận tải hành khách từ ba tỉnh trên của Việt Nam đi Hủa Phăn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Houaphanh. Tính đến nay, có 42 dự án của các doanh nghiệp Thanh Hóa đầu tư tại Hủa Phăn với tổng vốn đầu tư đạt 13,5 triệu USD. Tỉnh Hủa Phăn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Sơn La tham gia tư vấn thiết kế và thi công các công trình xây dựng theo quy định của Chính phủ Lào như đường giao thông, điện lưới, hệ thống cấp nước, xây dựng công sở, thiết bị văn phòng. Các doanh nghiệp của Sơn La hợp tác với doanh nghiệp của Houaphanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ như: sản xuất gạch, ngói, xi măng, đá xây dựng, sản xuất đồ gỗ…với tổng quy mô các dự án khoảng 4 triệu USD.
Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh Thanh Hóa giúp Houaphanh 21,6 tỷ đồng, trong đó đầu tư xây dựng công trình 14,5 tỷ đồng; đào tạo, chi trực tiếp cho lưu học sinh là 7,1 tỷ đồng; tỉnh Sơn La giúp 23,8 tỷ đồng, chủ yếu dành cho xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Houaphanh.
Về đào tạo: trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh Sơn La đã giúp đào tạo 63 lưu học sinh và cán bộ cho tỉnh Houaphanh tại một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp với các chuyên ngành sư phạm, tin học, quản lý kinh tế, chính trị-hành chính, y tế, nông lâm. Tỉnh Thanh Hóa giúp đào tạo 85 lưu học sinh, mở một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật thực hành cho cán bộ nhân viên y tế.
Hợp tác trong khuôn khổ chương trình viện trợ hàng năm của Chính phủ Việt Nam thực hiện tại tỉnh Houaphanh:
-Dự án hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất trồng trọt và chăn nuôi ở 6 bản thuộc huyện Xiềng Khọ với diện tích tự nhiên 4.350 ha, dân số 5.243 người với 815 hộ và 2.212 lao động để ổn định đời sống của nhân dân ở khu vực biên giới giáp với Việt Nam. Dự án đã được thực hiện trong giai đoạn 1997-2000 với kinh phí 2,95 tỷ đồng.
- Hỗ trợ xây dựng hệ thống thủy lợi Nậm Long bao gồm đập bằng bê tong và 5km kênh dẫn tưới với số vốn viện trợ là 27 tỷ đồng. Hiện nay Chính phủ Lào đang tiếp tục đầu tư cho dự án này 20 tỷ Kíp.
- Dự án khảo sát giúp Lào lập báo cáo khả thi xây dựng đường nối quốc lộ số 6B - Tén Tần, với vốn phân bổ năm 2003 là 1 tỷ đồng.
- Dự án xây dựng Trường Dân tộc nội trú tỉnh Houaphanh tổng vốn 59,97 tỷ đồng, khởi công xây dựng năm 2010.
- Trường phổ thông trung học thị xã Sầm Nưa (quà tặng của Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết) với kinh phí 56 tỷ đồng, đang tiến hành công tác chuẩn bị.
Bên cạnh đó, các địa phương khác của Việt Nam cũng đã và đang có những hợp tác, giúp đỡ nhiều mặt cho tỉnh Houaphanh:  
+ Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ: xây dựng Trụ sở Chính quyền tỉnh Houaphanh với số vốn hơn 4 triệu USD; viện trợ không hoàn lại trên 3,2 tỷ Kíp xây dựng 4 cây cầu.
+ Tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ: xây dựng trường Trung học cơ sở tại cụm Bản Sôi, huyện Viêng Xay với tổng giá trị 10 tỷ VNĐ; cấp học bổng toàn phần cho 15 sinh viên sang học tập và đào tạo tại trường CĐSP Bắc Ninh và trường Trung cấp Y tế của tỉnh; hai tỉnh đang xem xét mở rộng quan hệ sang các lĩnh vực khác trong thời gian tới như: Nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, khoáng sản.

+ Tỉnh Quảng Ninh tặng tỉnh Houaphanh 10 tỷ VNĐ để xây dựng công viên tại thị xã Sầm Nưa mang tên “Công viên hữu nghị Quảng Ninh - Houaphanh”; về giáo dục đào tạo, hàng năm tỉnh Quảng Ninh nhận 10 đến 15 suất học bổng đào tạo cán bộ, sinh viên Lào tại các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh…
(Đang cập nhật)
Đọc tiếp…

4. Tỉnh Champasak

1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Champasak (màu đỏ)
Tỉnh Champasak là một tỉnh lớn nằm ở vị trí trọng yếu trên điểm giao của hành lang Đông – Tây, giáp biên giới với Thái Lan và Campuchia; các tỉnh lân cận với Champasak về phía bắc là Salavan, Xekong và Attapư và các tỉnh của Campuchia về phía nam là Stung Treng và Preah Vihear, tỉnh của Thái Lan về phía tây là Ubon Ratchathani, cách Vientiane trên 650 km. Chính lợi thế địa lý này đã tạo cho Champasak một vị trí chiến lược về kinh tế, là đầu mối giao thông từ Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
2. Khí hậu:
Có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 9 và mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 4.
3. Diện tích, dân số:
Đây là một tỉnh lớn nằm ở phía tây nam Lào với diện tích 15.410 km 2
Với dân số vào khoảng 700.000 người.
4. Danh lam thắng cảnh
Khu Di sản văn hóa thế giới Wat Phu cách Pakse khoảng 45 km, nằm phía bắc sườn núi Kao. Wat Phu là một quần thể đền đài bằng đá và là một kỳ công kiến trúc, được xây dựng qua nhiều thế kỷ, sớm nhất vào khoảng thế kỷ VI – VIII và muộn nhất vào thế kỷ IX – XIII, dưới thời đế chế của người Khmer. UNESCO công nhận Wat Phu là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2001. Khu đền đài mang phong cách kiến trúc Hindu giáo, thờ thần Shiva và lối kiến trúc này được xem là rất gần gũi với Di sản văn hóa thế giới Angkor Wat của nước láng giềng Campuchia.
Di sản văn hóa thế giới Wat Phu
Thác nước Khone Pha Pheng nằm cách Pakse 130 km. Đây là thác nước lớn nhất vùng Đông Nam Á. Khách du lịch bị thu hút vì đây là nơi duy nhất ở Đông Nam Á, người ta có thể chiêm ngưỡng những con cá heo mỏ.
Thác nước Khone Pha Pheng
Ngoài ra Champasak còn có những danh lam thắng cảnh như đền Wat Oum Muong, núi Phou Asa ở làng Khiatmong, làng dệt Saphai Veunexay, khu bảo tồn rừng Dong Hua Sao…
5.Những sự kiện, lễ hội lớn
Các lễ hội lớn, đặc sắc của Champasak: Lễ hội buôn Wat Phou tháng 2, Lễ hội buôn Pha Veat tháng 3, Lễ hội Bun-Pi-May Lao tháng 4, Lễ hội buôn Bang Phai tháng 5, Lễ hội buôn Khao Phan Sa tháng 6, Lễ đua thuyền tháng 10…
6. Kinh tế:
Champasak là một tỉnh lớn nhất của Lào (xét về diện tích), là trung tâm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và du lịch của Nam Lào. Champasak có vị trí chiến lược về kinh tế, là đầu mối giao thông từ Thái Lan, Campuchia, từ Trung Lào xuống và đi sang phía Đông (đường 18A, 18B). Thủ phủ của Champasak là thị xã Pakse, là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa của cả 4 tỉnh Nam Lào, cách Viêng Chăn trên 650 km.
Sân bay Pakse đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế cấp khu vực vào tháng 3/2002. Do vị trí địa lý giáp với các tỉnh của Thái Lan, Campuchia, nên Champasak có thêm lợi thế phát triển kinh tế mậu biên.
* Các ngành nghề thế mạnh:
Champasak có tài nguyên phong phú và đa dạng về rừng, đồng bằng, cao nguyên. Đất đai màu mỡ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Một phần cao nguyên Bolaven nằm giữa hai tỉnh Salavan và Champasak được sử dụng để trồng trà, cà phê, bạch đậu khấu, chuối và các hoa màu khác. Champasak là một trong những vựa lúa lớn nhất của Lào.
Champasak còn có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thủy điện, và đặc biệt là du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Hiện nay tỉnh Champasak được chia thành 3 khu vực kinh tế: Khu vực chuyên canh cây công nghiệp và chuyên canh lúa, ngô, khoai sắn; khu vực công nghiệp rộng 2.500 hecta; khu vực xây dựng kinh tế - chính trị - văn hóa - du lịch.

 (Đang cập nhật)


Đọc tiếp…

3. Tỉnh Bolikhamxay

1. Vị trí địa lý:
Tỉnh Bolikhamxay (màu đỏ)
Phía bắc giáp với thủ đô Viêng Chăn dài 49,41 km và tỉnh Viêng Chăn có độ dài 149,23 km. Phía nam giáp với tỉnh Khăm Muồn dài 184,87 km. Phía đông bắc giáp với tỉnh Xiêng Khoảng dài 141,76 km. Phía đông giáp với tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh nước CHXHCN Việt Nam với đường biên giới dài 215,82 km với 16 cột mốc quốc gia. Phía tây giáp với tỉnh Bưng Can, Nỏng Khai và tỉnh Nạ Khon Phạ Nôm thuộc Ì Sản, vương quốc Thái Lan, có đường biên giới dài 192,62 km
Tỉnh Bolikhamxai là nơi hẹp nhất của Lào, chỉ rộng hơn 120 km. Độ cao trung bình so với mực nước biển 500 mét.
Khí hậu ấm nóng ẩm.
Nhiệt độ trung bình: nhiệt độ trung bình thấp nhất 21,7 oC, nhiệt độ trung bình cao nhất : 30,7 oC, nhiệt độ trung bình: 26,3 oC, nhiệt độ thấp nhất 5,6 oC ngày 25 tháng 12 năm 1990, nhiệt độ cao nhất: 40,5 oC ngày 13 tháng 4 năm 2005.
Lượng nước mưa trung bình (do từ năm 1984 – 2006) đo được 3330,6 ml/năm. Mưa nhiều nhất vào năm 1996 đo được 4427,0ml. Mưa ít nhất năm 1991 đo được 2315,6 ml.
Sức gió: phần lớn gió thổi qua tỉnh Bolikhamxay theo hướng nám và hướng đông bắc vào trước và sau mùa mưa với vận tốc trung bình 1,2 đến 1,9 mét/giây, gió mạnh nhất xuất hiện vào năm 2005 vào tháng 4 đo được 6 mét/giây.
* Tài nguyên thiên nhiên:
+ Gỗ cứng và gỗ giá trị cao như: gỗ lim, gỗ hương, gỗ nghiến, gỗ trầm...
+ Động vật rừng có: voi, hổ, hươu, nai, sao la, bò tót...

+ Khoáng sản có: quặng vàng, quặng thiếc, quặng antimon v.v..
(Đang cập nhật)
Đọc tiếp…

2.Tỉnh Borkeo

Tỉnh Borkeo (màu đỏ)
1. Điều kiện tự nhiên:
Tỉnh Borkeo: Đông Bắc của CHDCND Lào.
Diện tích vào khoảng 6.169 km2
     Biên giới giáp với Vương quốc Thái Lan với chiều dài 145 km, phía Bắc giáp Myanmar với chiều dài 98 km, hướng Đông Bắc giáp với tỉnh Luang Nam Tha với chiều dài khoảng 100 km và tỉnh U Đôm Xay khoảng 110 km, hướng Nam giáp với huyện Khọp, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly chiều dài khoảng 35 km.
    Tỉnh có 5 huyện, 01 đặc khu kinh tế, dân số 167.720 người gồm 13 dân tộc.
     Là tỉnh miền núi, diện tích đồi núi chiếm tới 70% diện tích toàn tỉnh, là điểm nối của tam giác vàng và tứ giác kinh tế, có điều kiện thuận lợi về mặt thông thương hàng hóa, du lịch. Đường bộ có tuyến đường giao thông R3 nối từ Thái Lan qua tỉnh Borkeo, tỉnh Luâng Nậm Thà đi sang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đường thủy có tuyến đường trên sông Mê Kông qua các nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan.
     Tỉnh có 02 cửa khẩu quốc tế và 01 cửa khẩu quốc gia, trong đó cửa khẩu quốc tế Tôn Phượng thuộc khu vực Tam giác vàng được xây dựng thành đặc khu kinh tế với diện tích 800 ha.
2. Tình hình kinh tế, xã hội:
     Năm tài chính 2010-2011, tổng sản phẩm nội tỉnh đạt 1.593 tỷ Kíp, thu nhập bình quân đầu người (GDP) là 1.173 đôla Mỹ/người/năm.
     Tổng sản phẩm nông lâm nghiệp đạt 717,3 tỷ Kíp, chiếm 45% GDP; tổng sản phẩm công nghiệp đạt 329,91 tỷ Kíp, chiếm 20,7% GDP; tổng sản phẩm dịch vụ đạt 546,72 tỷ Kíp, chiếm 34,3% GDP.
     Về đầu tư tỉnh có 56 dự án đầu tư được Chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư 27,73 tỷ Kíp, trong đó đầu tư nước ngoài chỉ có 720 triệu Kíp.
     Nguồn vốn thường xuyên có 43 dự án, với tổng vốn đầu tư 24 tỷ Kíp, nguồn vốn đầu tư phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo có 13 dự án vốn đầu tư 3 tỷ Kíp, đã thực hiện được 12 dự án với vốn đầu tư 2,85 tỷ Kíp tương đương 95%.
- Các ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh:
+Ngành nông lâm nghiệp:  năm 2011 diện tích sản xuất lúa gạo là 14.260 hecta, sản lượng đạt 96.336 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, bình quân 521 kg gạo/người/năm. Diện tích trồng cây lấy gỗ khoảng 2.905 hecta; diện tích trồng cao su giai đoạn 2001-2011 khoảng 24.000 hecta.
+ Ngành công thương: năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 12,7 triệu đôla Mỹ, nhập khẩu đạt 23,7 triệu đôla Mỹ, trong đó nhập khẩu xăng dầu chiếm 4,8 triệu đôla Mỹ.
+ Ngành du lịch: tỉnh có 7 khách sạn, 48 nhà nghỉ. Khách du lịch đạt 183.200 lượt khách, trong đó khách du lịch Thái Lan 59.000 lượt khách.
+ Tài nguyên thiên nhiên: có mỏ vàng, đồng đỏ…
      - Về tài nguyên rừng: có 6 khu rừng nguyên sinh với diện tích 96,4 nghìn hecta; 9 khu rừng phòng hộ diện tích 338 nghìn hecta; 02 khu rừng sản xuất diện tích 123,5 nghìn hecta. Quỹ đất có tổng số 698.900 hecta, trong đó diện tích đã sử dụng 133,8 nghìn hecta.
  - Về đầu tư: Có tất cả 10 dự án được doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký 13,4 triệu đôla Mỹ, đã phê duyệt 9 dự án với tổng vốn đầu tư 12,35 triệu đôla Mỹ, trong đó đầu tư nước ngoài có 5 dự án và trong nước 4 dự án, đang nghiên cứu cấp phép thêm 01 dự án với vốn đầu tư 1 triệu đôla Mỹ.
- Về vốn viện trợ và vốn vay tổ chức nước ngoài: ADB, Concern, Plan, SIDA và một số tổ chức khác với tổng số 38 dự án, tổng vốn 3,81 triệu đôla Mỹ, các dự án trên tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng như: đường xá, trường học, y tế, dự án phát triển theo các ngành chiếm 35 dự án, tổng giá trị 1,96 triệu đôla Mỹ, tính đến thời điểm hiện tại đã thực hiện 3,2 triệu đôla Mỹ, tương đương 83,8%.
3. Tình hình hợp tác với các tỉnh Việt Nam:
Có quan hệ gắn bó, trao đổi nhiều đoàn cấp cao với các tỉnh của Việt Nam: Vĩnh Phúc, Sơn La, Điện Biên.
Giai đoạn 1 năm qua tỉnh được nhận sự hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng trường học mầm non với vốn đầu tư 100.000 đôla Mỹ, 5 quỹ học bổng về mặt giáo dục; tỉnh Sơn La trao 8 suất học bổng đào tạo học sinh, sinh viên.
Đặc điểm nổi bật của quan hệ gắn bó giữa tỉnh Borkeo với các tỉnh của Việt Nam thông qua việc các tỉnh của Việt Nam luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ trong công tác giúp đỡ về mặt an ninh quốc phòng, tình hình an ninh trật tự của tỉnh ngày một ổn định.
Về đầu tư của Việt Nam tại tỉnh Borkeo: hiện tại mới chỉ có 01 chi nhánh văn phòng đại diện thương mại, du lịch của tỉnh Điện Biên. Lực lượng lao động Việt Nam tại tỉnh có 240 người, 57 nữ, trong đó lao động lĩnh vực nông nghiệp 10 người, dịch vụ 47 người, xây dựng 166 người, thực hiện dự án hỗ trợ Chính phủ 17 người.
4. Các dự án kêu gọi hợp tác đầu tư của tỉnh Borkeo: 
- Dự án khách sạn, nhà hàng;
- Dự án phát triển khu du lịch sinh thái và văn hóa;
Dự án nhà máy sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
Dự án vận tải hàng hóa qua biên giới và dịch vụ du lịch;
Nhà máy chế biến sản phẩm gỗ và đồ nội thất;
Dự án khảo sát và khai thác khoáng sản.


Đọc tiếp…

1. Tỉnh Attapeu

Tỉnh Attapeu (màu đỏ)
1. Địa lý
Tỉnh Attapeu là một tỉnh phía Nam Lào, có tổng  diện tích 10.320 Km2, mật độ dân số 11 người/km2, một phần là đồi núi có độ cao trung bình tính từ mực nước biển là 800-1560 km - là cao nguyên thứ 7 của đất nước Lào; phía bắc có đường biên dài 137,6 km giáp với tỉnh Xê Kong, phía nam có đường biên giới dài 224,25 km tiếp giáp với 2 tỉnh:  tỉnh Lắt Tạ Nạ Khi Li và Tienh Xiêng Teng  của Vương quốc Cam Pu Chia, phía đông có đường biên giới dài 50 km tiếp giáp với tỉnh Kon Tum của CHXHCN Việt Nam  và phía tây có đường biên dài 160 km tiếp giáp với tỉnh Chăm Pa Sắc.
Tỉnh Attapeu có 5 huyện trong đó có 3 huyện nằm trong 47 huyện nghèo toàn quốc, có 151 bản, 4 bản lớn, 26 nhóm bản, có 23.202 gia đình, dân số 123.816 người; tỷ lệ tăng dân số trung bình 2,4%/năm; gồm có 11 dân tộc trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm 36,9%.

 2. Thế mạnh của tỉnh
Tỉnh Attapeu là  tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có đường chiến lược chạy qua – là điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội với 6 thế mạnh chủ yếu như sau:
1.  Thế mạnh nông nghiệp:  tỉnh Attapeu là tỉnh cao nguyên có diện tích sản xuất nông nghiệp khoảng  200.000 hecta. Hiện nay mới chỉ khai thác được 30.000 hecta của nhân dân các dân tộc và  công ty của Việt Nam đầu tư trồng cao su trong diện tích 11.000 hecta theo cơ chế tô nhượng 2+3.
2.  Thế mạnh chăn nuôi:  tỉnh Attapeu có đồng cỏ rộng lớn và nhiều sông suối phù hợp với việc nuôi động vật trên cạn và dưới nước.
3.  Thế mạnh về năng lượng thủy điện: tỉnh Attapeu có 7 dòng sông quan trọng như: sông Xê Kông, sông Xê Kạ Mản, Xê Nặm Nọi, Xê Xụ, Xê Piên, Xê Khăm Pho, sông Kông và các dòng sông khác có thể xây dựng đập thủy điện và thủy lợi.
4.  Thế mạnh về khoáng sản: tỉnh Attapeu có nhiều loại khoáng sản như:  vàng, đá quý, đồng đỏ, bô xít vv... đã được khảo sát thu thập thông tin và một số đã khai thác chế biến.
5.  Thế mạnh du lịch: tỉnh Attapeu có nhiều địa điểm du lịch tự nhiên và du lịch lịch sử văn hóa như: ghềnh Phạ Phoong, thác Sạ Noỏng Phạc, thác Xe Phạ, Xe Poọng Lay, thác Lạ Moong, hồ Phạ, hồ Kày Ôộc, chiến khu cách mạng và văn hóa các dân tộc với nhiều di sản từ lâu đời tới nay vẫn chưa được đầu tư làm du lịch.
6.  Thế mạnh dịch vụ qua đường: có thể khẳng định rằng Attapeu có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua như: đường 18B đi Việt Nam, đường 1J đi Cam Pu Chia, đường 18A đi Champasak và Thái Lan; đường 16 A đi tỉnh Xekong, tỉnh Salavan, tỉnh Champasak và Thái Lan.
Đọc tiếp…

Quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng

Quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng
Các bản mường ở Lào thường có một số dòng họ. Mỗi họ có nhiều gia đình. Các gia đình này gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt truyền thống, tình cảm và kinh tế. Về họ hàng, người Lào có họ cha, họ mẹ và họ nhà chồng, nhà vợ. Gửi rể là tập quán phổ biến ở nông thôn Lào. Một số địa phương có tục gửi rể một thời gian nhất định, khi vợ chồng ra ở riêng sẽ được hưởng một phần tài sản do cha mẹ vợ chia cho. Tùy mỗi nhóm dân tộc, mỗi địa phương, quyền lực trong gia đình thuộc người chồng hay người vợ. Đương nhiên, với chế độ tiểu gia đình phụ quyền thì quyền lực sẽ thuộc về người chồng. Song, nhìn chung người phụ nữ Lào vẫn có một số quyền hành nhất định, chứ không hoàn toàn ở vào vị trí thấp kém trong gia đình cũng như xã hội. 
Đọc tiếp…

Trang phục của người Lào

Về trang phục, trang sức của người Lào

Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay…
Trang phục các cô gái Lào trong các ngày lễ quan trọng

Đọc tiếp…

Con người Lào

Các dân tộc Lào

Quốc gia Lào lạn-xạng độc lập thống nhất ra đời năm 1353. Nhưng trước đó hàng ngàn năm trên lãnh thổ Lào đã có người cổ sơ sinh sống. Mặc dù công tác khảo cổ chưa được tiến hành một cách có hệ thống đầy đủ nhưng qua một số hiện vật đã khai quật được có thể khẳng định Lào là một địa bàn có con người tồn tại và phát triển qua các thời kỳ đồ đá, đồng, sắt. Ngay từ đầu công nguyên nhiều nhóm người thuộc hệ Môn Khơ-me và Thay-lao đã sống xen kẽ bên nhau. Trong quá trình tồn tại và phát triển đã hình thành một xã hội hỗn hợp giữa các nhóm dân tộc thuộc hệ Môn Khơ-me, Thay-lao với trung tâm là những mường cổ đại như: Tạ-bong, Xai-phong, mường Xẻn, mường Phuôn. Mỗi mường cổ đại là một tiểu vương, có tổ chức hành chính chặt chẽ do một lãnh chúa đứng đầu gọi là “Chạu-mường” (chủ mường). Cơ sở kinh tế chủ yếu của các mường cổ đại là nông nghiệp lúa nước và nương rẫy. Do đó các mường cổ đại thường xuất hiện ở vùng đồng bằng châu thổ dọc sông Mê-kông, các phụ lưu hoặc vùng trũng trên cao nguyên. Theo truyền thuyết Lào, giữa các mường cổ đại thường xảy ra các cuộc xung đột tranh giành đất đai, nhất là giành quyền làm chủ giữa các “Chạu-mường” người La-vạ và người Thay-lao. Do có trình độ sản xuất phát triển cao hơn nên cuối cùng Mường Xoa, một mường nằm trên cửa sông Nặm-khàn của người Thay-lao đã thắng thế và giữ vai trò trung tâm trong việc tập hợp các mường Lào cổ đại thành một quốc gia thống nhất. Tuy nhiên, phải trải qua hơn sáu thế kỷ sau, quốc gia Lào độc lập thống nhất mới ra đời dưới triều đại Phạ-ngừm. Từ đó mường Xoa trở thành thủ đô của nước Lào lạn-xạng, mãi đến năm 1536 mới dời đô về mường Viêng-Chăn.
Dân số nước Lào khoảng trên 4 triệu người, gồm nhiều dân tộc, bộ tộc trình độ phát triển không đồng đều. Các tộc ở Lào được mặt trận Lào It-xa-la xếp thành 3 nhóm với tên gọi như: Lào lùm (các tộc người Lào cư trú ở các vùng thấp), Lào thơng (các tộc người Lào cư trú ở các vùng trên), Lào xủng (các tộc người Lào cư trú ở các vùng rẻo cao).
Hình ảnh 3 cô gái đại diện cho 3 dân tộc Lào trên tờ 1000 Kíp

1- Nhóm Lào lùm
Nhóm này bao gồm các tộc sinh sống ở các vùng thấp thuộc ngữ hệ Lào-Thay. Dân số trên 2 triệu người, gồm các tộc: Lào, Thay, Phuôn, Lự, Phu-lay, Duôn, trong đó có người Lào đông nhất, khoảng 1,8 triệu người. Tuy có nhiều tộc với tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung nhóm Lào lùm có nhiều đặc điểm giống nhau. Hầu hết các tộc thuộc nhóm Lào lùm đều lập bản mường ở vùng đồng bằng, dọc sông Mê-kông, các phụ lưu, thung lũng, những vùng trũng trên cao nguyên như Mường xinh, Luổng-nặm-thà, cao nguyên Xiêng-khoảng, Xạ-vẵn-nạ-khệt, Bô-lô-ven. Bản làng người Lào lùm thường có 40-50 nóc nhà, vùng có mật độ dân số cao như đồng bằng Viêng-chăn, Xạ-vẵn-nạ-khệt, Chăm-pa-sắc, nhiều bản làng có tới 200-300 nóc nhà, bản được dựng bên bờ sông suối, đầm hồ lớn quanh năm nước không cạn. Bản lớn được chia thành xóm gọi là “khũm”.
Người Lào lùm sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng nước, cấy lúa nếp, một số vùng kết hợp làm rẫy nhưng ruộng vẫn là chủ yếu. Tuy chưa có hệ thống thủy lợi hoặc hồ lớn chứa nước để làm vụ chiêm nhưng người Lào lùm làm nương phai nhỏ hoặc guồng dẫn nước vào ruộng. Việc cải tạo đất, sử dụng phân bón, nông dân Lào lùm chưa quan tâm, có thể là do đất đai vẫn màu mỡ nhờ phù sa bồi đắp hàng năm cùng với những gốc rạ mục nát từ vụ trước để lại. Chọn giống lúa là khâu người nông dân Lào lùm hết sức chú trọng, do đó ở mỗi địa phương thường có nhiều loại giống lúa phù hợp với đất đai trong vùng. Ngoài ruộng rẫy, mỗi hộ nông dân Lào lùm còn có mảnh vườn rộng lớn chuyên trồng các loại rau, cây ăn quả như dừa, chuối, xoài, nhãn, cam…
Nghề thủ công trong vùng người Lào lùm cũng khá phát triển. Phổ biến nhất là dệt vải, đan lát, gốm, nấu đường, muối, rèn, khai thác lâm thổ sản, chăn nuôi gia súc gia cầm. Trâu từng đàn hàng trăm con được thả rong trên các đồng cỏ. Vùng đồng bằng dọc các con sông Mê-kông, Nặm-ngừm, Sê-băng-phay, Sê-băng-hiêng nghề đánh bắt cá làm mắm phát đạt và trở thành nguồn thu nhập lớn. Trồng bông, trồng dâu nuôi tằm dệt vải đối với người Lào lùm không những để tự túc mà còn là sản phẩm để trao đổi với các nhóm tộc khác chưa dệt được vải. Những nghề thủ công trên tuy có phát triển trong nhóm người Lào lùm nhưng vẫn còn phân tán, tự cấp tự túc, chưa tách khỏi nông nghiệp.
Các tộc thuộc nhóm Lào lùm có nền văn hóa chung phong phú đa dạng và phát triển. Đáng chú ý nhất là kho tàng văn học dân gian, văn học thành văn được sưu tầm và bảo vệ đến ngày nay. Người Lào lùm đều dùng chữ phổ thông, cùng nói một thứ tiếng, chỉ khác nhau ít nhiều về thổ âm. Hầu hết người Lào lùm theo đạo Phật tiểu thừa gọi là Hỉn-nạ-nhan. Cùng với đạo Phật, người Lào lùm vẫn duy trì các hình thức tín ngưỡng cổ xưa, điển hình là thở thần linh, thờ “phỉ” (ma). Với nền kinh tế nông nghiệp tự túc tự cấp nhưng nhóm Lào lùm có trình độ sản xuất cao hơn, đời sống sung túc hơn các nhóm Lào thơng, Lào xủng, họ chiếm đa số và giữ vai trò chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa trong quá trình dựng nước và giữ nước ở Lào.
2- Nhóm Lào thơng
Nhóm Lào thơng thuộc ngữ hệ Môn-Khơ-me, gồm trên 20 tộc sinh sống trên những vùng sườn đồi, núi, cao nguyên. Dân số khoảng 1 triệu người, có các tộc như: Khơ-mú, Khơ-bít, Phọong, Puộc, Kạ-tang, Pa-cô, Tạ-ôi, Lạ-vên, Lạ-ve, Xẹc, Nha-hớn, Kạ-tu, A-lắc…trong đó tộc Khơ-mú đông nhất trên 300.000 người. Các tộc thuộc nhóm Lào thơng cư trú rải rác trên địa bàn rộng lớn suốt từ Bắc xuống Nam tại các miền rừng, triền núi, cao nguyên dọc theo các con sông suối nhỏ. Bản làng người Lào thơng nhỏ hơn bản làng người Lào lùm, vùng cư dân đông đúc như La-vên, A-lắc, bản làng tương đối lớn cũng chỉ có 30-40 nóc nhà. Người Lào thơng cũng ở nhà sàn, cột gỗ thưng phên tre nứa hoặc gỗ nhưng thấp hơn nhà sàn người Lào lùm. Làm nương rẫy là nguồn sống chủ yếu của người Lào thơng. Ngoài lúa nếp, trên nương rẫy của người Lào thơng còn trồng tỉa một số rau quả thiết yếu cho cuộc sống mỗi gia đình như ớt, cà, bí, thuốc lá, bông…Một số vùng của tộc Khơ-mú, Puộc, Phọong ở Bắc Lào, Xồ, Xẹc ở Trung Lào, La-ven, Suồi ở Nam Lào làm thêm ruộng hoặc chuyển sang làm ruộng là chủ yếu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại các vùng giải phóng, được sự giúp đỡ của chính quyền nhân dân các cấp, nhiều tộc thuộc nhóm Lào thơng chuyển sang làm ruộng nước. Công cụ sản xuất của người Lào thơng trước đây còn thô sơ như rìu, dao, gậy bằng gỗ hoặc tre đẽo nhọn, dùng cày chìa vôi bằng gỗ hoặc xương trâu, bò. Đến mùa thu hoạch, ở một số vùng còn tuốt lúa bằng tay, giã gạo bằng cối gỗ, chày tay. Do ở xa các con sông, suối lớn nên người Lào thơng chưa biết đánh bắt cá bằng các loại lưới, mà chỉ dùng lờ, đơm, đó đánh bắt trên các suối nhỏ. Trừ một số tộc xuống làm ruộng, học được nghề dệt vải với người Lào lùm còn đại bộ phận người Lào thơng chưa biết dệt vải hoặc dệt còn thô sơ. Người Lào thơng thường trao đổi với người Lào lùm vải mặc hoặc một số hàng thiết yếu khác như muối, mắm, đường. Vật phẩm để trao đổi, chủ yếu là lâm thổ sản, bởi vậy việc khai thác lâm thổ sản có vị trí quan trọng đối với người Lào thơng. Những năm mùa màng thất bát, hoặc những tháng giáp hạt, các loại củ rừng trở thành nguồn lương thực quan trọng của người Lào thơng.
Người Lào thơng xuất hiện khá sớm trên đất Lào. Tại một số vùng đồng bằng nhiều bản làng người Lào thơng hình thành xen kẽ với bản mường người Lào lùm nên có ảnh hưởng qua lại về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Người Lào thơng không có chữ viết riêng, trước đây một số tộc ở vùng Nam Lào có dùng chữ “khỏm” nhưng không phổ biến. Sau cách mạng năm 1945, người Lào thơng học chữ Lào. Xã hội Lào thơng còn tồn tại nhiều tàn tích của thời bộ tộc, thị tộc, trình độ sản xuất phát triển còn chậm.
3- Nhóm Lào xủng
Nhóm Lào xủng gồm những tộc cư trú trên những rẻo cao, đỉnh núi, thuộc ngữ hệ Mẹo-Dao, Tạng-Miến, dân số khoảng 400.000 người gồm có các tộc: Hmông, Dao, Lô-lô, Hà-nhì, trong đó tộc Hmông đông nhất, gần 250.000 người. Tuy đã cư trú trên địa bàn Lào hàng thế kỷ nhưng theo lịch sử Lào thì nhóm Lào xủng xuất hiện sau nhóm Lào lùm, Lào thơng. Tuy nhiên trong quá trình sinh sống bên nhau trong một lãnh thổ đã tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa các nhóm tộc, đặc biệt sau ngày tuyên bố độc lập, rồi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược, tình đoàn kết gắn bó ngày càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ thành ý thức quốc gia dân tộc thống nhất.
Người Lào xủng thường sống trên những ngọn núi cao từ 1000m trở lên, nơi khí hậu mát mẻ về mùa nóng, giá rét về mùa khô, nguồn nước tuy không sẵn  nhưng có đất đai rộng lớn để khai phá. Người Lào xủng sống tập trung ở các dãy núi phía Bắc Lào thuộc các tỉnh Xiêng-khoảng, Luổng-phạ-bang, Xăm-nửa và Bắc Viêng-chăn. Do ở trên những ngọn núi cao nên người Lào xủng làm nhà sàn thấp, bốn bề thưng ván để che gió. Bản làng được dựng trên những mỏm núi cheo leo, mỗi bản chỉ có khoảng 10-15 nóc nhà. Mỗi bản tuy cách nhau không xa nếu tính theo đường chim bay nhưng đường bộ đi lại rất khó khăn, phải vượt đèo leo dốc mất nhiều giờ mới tới. Phương tiện đi lại, vận chuyển không có gì khác ngoài ngựa.
Người Lào xủng sinh sống bằng nương rẫy, trồng ngô, lúa. Trên rẫy còn trồng bông, rau quả, bí đỏ…Trồng bông để tự túc một phần về mặc, còn ngô, bí đỏ để chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn, bò, dê, ngựa. Người Lào xủng có kinh nghiệm nuôi lợn, giống lợn to béo hơn giống lợn ở vùng đồng bằng. Ngoài trồng, ngô, lúa, chăn nuôi người Lào xủng trước đây còn trồng cây thuốc phiện, một nguồn thu nhập quan trọng của mỗi gia đình. Về tiểu thủ công, người Lào xủng có nghề rèn, dệt…nghề dệt còn thô sơ chỉ tự túc được một phần, phải dựa vào việc trao đổi với nhóm người Lào lùm, nhất là muối ăn hàng ngày. Nghề rèn của người Lào xủng cũng khá phát triển, một nghề có truyền thống nên các công cụ sản xuất, đặc biệt súng kíp rất tốt. Thanh niên Lào xủng rất thông thạo về săn bắn trên những vùng núi cao nhưng lại ít kinh nghiệm đánh bắt dưới sông suối.
Người Lào xủng cũng thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ vật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kỵ không ăn và không giết mổ. Trước kia nhóm người Lào xủng chưa có chữ viết, đến năm 1960 mới có chữ viết riêng. Xã hội Lào xủng cũng phát triển chậm, nhiều tập tục của các tôn giáo cổ xưa vẫn còn đậm nét ở một số tộc. Tù tộc trưởng, thầy cúng, thợ rèn có địa vị cao trong xã hội. Tệ tảo hôn, đa thê còn phổ biến trong các gia đình chức dịch, giàu có. Người phụ nữ phải lao động hết sức nặng nhọc, vất vả nhưng lại ở địa vị thấp kém. Ngoài ra còn nhiều hình thức kiêng kỵ khác ảnh hưởng đến sản xuất.
Đọc tiếp…

Các địa danh du lịch tại Thủ đô Viêng Chăn

Nằm thoai thoải bên bờ sông Mêkông, thủ đô Viêng Chăn (Vientiane Prefecture) của nước Lào là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Viêng Chăn theo cách phát âm nguyên gốc là Wiang Jan có nghĩa là thành phố trăng và tên Vientiane ngày nay là theo cách viết phiên âm theo tiếng Pháp.Thủ đô Viêng Chăn là thủ đô nước Lào (tiếng Việt xưa gọi là Vạn Tượng, Triệu Voi), ở tả ngạn sông Mê Kông. Thủ đô của đất nước Triệu Voi ấn tượng từ cuộc sống diễn ra êm đềm, cảnh vật thiên nhiên thơ mộng, con người hiền hòa, thân thiện...
Đọc tiếp…

Một số thông tin về đất nước Lào

Giới thiệu một số thông tin cơ bản về nước Lào


Tổng diện tích:    236.000 Km2
Dân số:                7.362.758 người
Thủ Đô:               Vientiane Prefecture
Ngôn ngữ:            Lào, Thổ ngữ, Pháp, Anh
Chính thể: Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào(ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ),
Quốc kỳ Lào:
Ý nghĩa các màu trên lá cờ Lào:
- Màu đỏ trên cờ Lào tượng trưng cho máu của người Lào đã hy sinh cho độc lập.
- Màu xanh tượng trưng cho sự phồng vinh thịnh vượng của đất nước. 
- Vòng tròn trắng tượng trưng cho sự trong sáng của Mặt Trăng cũng như sự thống nhất đất nước một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Đọc tiếp…