-->
Hiện đang có dự án: + Tìm kiếm, nghiên cứu tính khả thi tiến tới khai thác Vàng + Đầu tư khai thác đập thủ...
I. CỔ PHIẾU LÀ GÌ?
Người nắm giữ cổ phiếu trở
thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
CÁC LOẠI CỔ PHIẾU
Thông thường hiện nay các
công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu:
Cổ phiếu thường:
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu
thường được:
Quyền tự do chuyển nhượng
Quyền biểu quyết đối với
các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông
Được hưởng cổ tức theo kết
quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu đang nắm giữ
Cổ phiếu ưu đãi:
Các cổ đông năm giữ cổ
phiếu ưu đãi có quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như:
Lợi tức ổn định
Không có quyền được bầu cử,
ứng cử
Được nhận cổ tức đầu
tiên. Khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước
sau đó mới đến cổ đông thường
VÌ SAO NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
Chứng khoán là kênh
đầu tư linh hoạt, là tài sản thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt,
Thanh khoản được định
nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền của một tài sản. Khi buôn bán mặt hàng
nào đó, quý khách chỉ có thể tiêu thụ được hàng khi có nhiều người muốn mua hoặc
bán những mặt hàng tương tự. Thị trường chứng khoán là nơi tập trung rất nhiều
những người mua và bán các mặt hàng chứng khoán. Nhu cầu mua cổ phiếu hay bán của
quý khách sẽ được đáp ứng trong thời gian ngắn bởi những người tham gia thị trường
(khớp lệnh giao dịch ngay lập tức), chứng khoán của quý khách có thể chuyển
thành tiền mặt nhanh chóng.
Lợi nhuận cao trong
dài hạn
Khi nắm giữ chứng khoán
thực chất là quý khách đang sở hữu một phần doanh nghiệp. Mức lợi nhuận quý khách
thu được khi gửi tiết kiệm là cố định và chỉ khoảng 6-7%/năm, tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng trung bình của các Công ty trên thị trường chứng khoán là 20%/năm.
Việc của quý khách là chọn ra những công ty có tiềm năng tăng trưởng cao để mua
cổ phiếu của các công ty đó, khi công ty làm ăn có lãi sẽ trả cổ tức cho nhà đầu
tư, hoặc khi giá cổ phiếu tăng lên, quý khách sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch
giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu.
Định giá cổ phiếu là một
trong những bước quan trọng của quy trình ra quyết định đầu tư cổ phiếu. Tuy
nhiên, đây lại không phải là một bước đơn giản đặc biệt với những nhà đầu tư mới
tham gia và thị trường, còn ít kiến thức và kinh nghiệm giao dịch đầu tư chứng
khoán. Để hỗ trợ những nhà đầu tư mới bước đầu tiếp cận với việc định giá chứng
khoán, chúng tôi đã tổng hợp tại bài viết này 6 phương pháp định giá phổ biến
và hiệu quả, có thể áp dụng ngay trong quy trình phân tích đầu tư. Nắm rõ những phương
pháp định giá cổ phiếu này, nhà đầu tư sẽ dễ dàng áp dụng linh hoạt trong quá
trình giao dịch của mình, từ đó đem lại những kết quả thắng lợi.
Quý khách không cần tích
lũy nhiều tiền mới có thể bắt đầu đầu tư cổ phiếu như khi đầu tư vào bất động sản,
so với một căn nhà 1 tỷ đồng, quý khách chỉ cần vài triệu đồng là đã có thể mua
bán cổ phiếu trên thị trường. Quý khách cũng không phải chờ vài tháng hay vài
năm để khoản tiền của bạn sinh lời như gửi tiết kiệm, thời gian tối thiểu mà
nhà đầu tư cần để nắm giữ một cổ phiếu là 2 ngày, khi cổ phiếu đã tăng giá như
kỳ vọng, quý khách có thể bán bất cứ lúc nào.
Trước khi tìm hiểu cách
thức định giá chúng thông qua các bài tập định giá cổ phiếu có lời giải,
nhà đầu tư phải nắm rõ được các khái niệm này để tránh xảy ra những sai sót và
thất bại trong quá trình đầu tư.
Mệnh giá cổ phiếu là gì?
Mệnh giá của cổ phiếu được
hiểu là giá trị được ghi trên cổ phiếu đó. Mệnh giá của cổ phiếu ít mang giá trị
kinh tế, mà chỉ mang giá trị danh nghĩa sử dụng trong giao tiếp và trao đổi.
Thị giá cổ phiếu là gì?
Khái niệm này được gọi đầy
đủ là “giá thị trường của cổ phiếu”, chỉ giá trị của cổ phiếu được giao dịch
mua bán trên thị trường vào một thời điểm nhất định. Cơ sở hình thành khái niệm
này đó là bởi khi được phát hành ra thị trường, các loại cổ phiếu được mua đi
bán lại nhiều lần, theo đó giá trị của chúng trên thị trường cũng tăng giảm
theo từng thời kỳ cũng như theo dự phát triển của doanh nghiệp.
Thư giá cổ phiếu là gì?
Thư giá cổ phiếu được hiểu
là giá trị ghi trên sổ sách kế toán của loại cổ phiếu đó. Các nhà đầu tư thường
sử dụng khái niệm thư giá trong việc đánh giá tình trạng vốn cổ phần của một
doanh nghiệp. Thư giá được nhắc đến tương đối ít trong việc đầu tư cổ phiếu, vì
thế nhiều nhà đầu tư có thể chưa từng nghe qua khái niệm này.
Giá trị nội tại cổ phiếu
là gì?
Giá trị nội tại hay giá
trị thực của cổ phiếu, chỉ giá trị bên trong của một loại cổ phiếu. Nó không bị
phụ thuộc bởi những yếu tố bên ngoài thị trường cũng như những yếu tố ngoại vi.
Giá trị nội tại sẽ được các nhà đầu tư xem xét và so sánh trong quá trình định
giá.
Ý nghĩa của việc định giá
cổ phiếu
Việc định giá sẽ giúp xác
định giá trị thực của cổ phiếu bằng cách áp dụng công thức định giá cổ phiếu.
Một trong những kỹ năng quan trọng và thiết yếu mà nhà đầu tư cần phải có đó
chính là kỹ năng định giá các loại cổ phiếu.
Nhờ vào việc định giá,
nhà đầu tư có cơ sở để đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu đó hay không? Cụ
thể, nếu như giá cổ phiếu rẻ hơn so với giá trị thực thì nhà đầu tư có thể vào
lệnh mua, còn nếu như giá cổ phiếu cao hơn so với giá trị thực thì nhà đầu tư
có thể vào lệnh bán. Đó cũng chính là nguyên lý cơ bản về việc lời lãi khi đầu
tư cổ phiếu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải nắm được.
Nhiều trường hợp nếu như
nhà đầu tư không thể bán cổ phiếu ra với mức giá cao hơn hoặc bằng với giá trị
thực của nó thì trường hợp đó gọi là không thể thanh khoản.
II. Các phương pháp định
giá cổ phiếu quen thuộc
Dưới đây sẽ là danh sách
6 phương pháp định giá được xem là phổ biến và hiệu quả dành cho các nhà đầu
tư. Hãy cùng tham khảo và lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp nhất nhé!
Phương pháp định giá theo
chỉ số P/E
Chỉ số P/E (Price to
Earning Ratio), được tính bằng số năm mà một nhà đầu tư hòa vốn trong quá trình
giao dịch cổ phiếu của một doanh nghiệp (với mức lợi nhuận không đổi). Chỉ số
này thể hiện số tiền mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho một đồng lợi nhuận.
Công thức định giá theo
chỉ số P/E:
P/E = Giá thị trường /
EPS
Trong đó:
P (Market Price) chỉ giá
thị trường của cổ phiếu tại một thời điểm giao dịch nhất định
EPS (Earning Per Share)
chỉ lợi nhuận ròng của một cổ phiếu
Công thức tính lợi nhuận
ròng của một cổ phiếu:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế
- Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi) / Tổng cổ phiếu thường đang lưu hành
Nếu chỉ số P/E thấp có
nghĩa cổ phiếu đang bị định giá thấp, doanh nghiệp đang gặp vấn đề về tài chính
nhưng lại có khoản lợi nhuận đột biến, có thể do được nhận đầu tư thêm hoặc bán
tài sản,...Còn nếu chỉ số P/E cao có nghĩa cổ phiếu được kỳ vọng tăng trưởng
trong tương lai, dù mức lợi nhuận ít nhưng mang tính chất tạm thời.
Phương pháp định giá theo
chỉ số P/B
Chỉ số P/B (Price to Book
Value Ratio), được xác định bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại chia cho tài sản
ròng ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Công thức định giá theo
chỉ số P/B:
P/B = Giá cổ phiếu thị
trường / Thư giá cổ phiếu
Phương pháp định giá này
phù hợp với những doanh nghiệp có tài sản mang tính thanh khoản cao như các
công ty trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và ngân hàng. Các công ty trong lĩnh vực
dịch vụ sẽ không phù hợp để sử dụng phương pháp này. Ngoài ra, phương pháp này
cũng không hữu hiệu với những doanh nghiệp có sức tăng trưởng nhanh theo đánh
giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư.
Phương pháp định giá theo
chiết khấu cổ tức
Chiết khấu cổ tức hay còn
gọi là tỷ suất cổ tức, chính là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá của cổ
phiếu.
Công thức xác định chiết
khấu cổ tức:
Chiết khấu cổ tức = Cổ tức
bằng tiền / Thị giá cổ phiếu
Phương pháp định giá theo
chiết khấu cổ tức cũng là một phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản và được
nhiều nhà đầu tư mới áp dụng.
Phương pháp định giá theo
chiết khấu dòng tiền
Giá trị nội tại của bất cứ
cổ phiếu nào cũng được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh
nghiệp đó.
Công thức định giá theo
chiết khấu dòng tiền:
PV = FV / (1 + r)^n
Trong đó:
r là ký hiệu chỉ suất chiết
khấu
n là ký hiệu chỉ số năm đầu
tư
PV là viết tắt của cụm từ
Present Value, chỉ giá trị thực tại của cổ phiếu
Có thể nói đây là phương
pháp được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đối với một
nhà đầu tư mới tham gia thị trường, đây là phương pháp định giá đầu tiên mà bạn
nên tìm hiểu.
Nhược điểm của cách
định giá cổ phiếu này đó chính là nó đem lại kết quả mang tính chung chung,
chưa thể hiện được chính xác giá trị thực của cổ phiếu.
Phương pháp định giá theo
chỉ số P/S
Nhà đầu tư thường sử dụng
phương pháp định giá theo chỉ số P/S (Price Per Share) này đối với các doanh
nghiệp có lợi nhuận năm không ổn định hoặc làm ăn thua lỗ.
Công thức định giá theo
chỉ số P/S:
P/S = Giá cổ phiếu /
Doanh thu mỗi cổ phần
Hiện nay, nhiều website của
các sàn giao dịch chứng khoán đã tính sẵn giúp nhà đầu tư chỉ số P/S của các
doanh nghiệp và đính kèm bên cạnh thông tin của mỗi cổ phiếu. Đây là một phương
pháp cơ bản, là nền tảng hình thành nên nhiều công thức định giá chuyên sâu
hơn.
Phương pháp định giá theo
chỉ số PEG
Nếu chỉ số P/E chỉ thể hiện
được bản chất tĩnh của một doanh nghiệp, thì chỉ số PEG thể hiện được cả bản chất
tĩnh và bản chất động của doanh nghiệp được định giá. Do đó phương pháp định
giá theo chỉ số PEG được xem là phương pháp định giá tối ưu và cải tiến hơn so
với phương pháp định giá theo chỉ số P/E.
Công thức xác định chỉ số
PEG:
PEG = PE/G
Trong đó:
PE chính là chỉ số P/E
G là ký hiệu chỉ tốc độ
tăng trưởng của cổ phiếu (%)
Khi chỉ số PEG = 1, giá cổ
phiếu bằng với giá trị thực.
Khi chỉ số PEG > 1,
giá cổ phiếu lớn hơn giá trị thực.
Khi chỉ số PEG < 1,
giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị thực.
Ngoài ra, nhiều trường hợp
chỉ số PEG âm là do G âm, khi đó ta không nên xét G ở hiện tại mà sẽ lấy giá trị
G dài hạn trong khoảng 3-10 năm sau.
Như vậy, bài viết đã giới
thiệu đến nhà đầu tư 6 phương pháp định giá cổ phiếu cơ bản và phổ biến nhất,
đặc biệt phù hợp với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Nắm được những
phương pháp này, nhà đầu tư sẽ dễ dàng sử dụng linh hoạt trong quá trình định
giá cổ phiếu thuộc các nhóm ngành cũng như doanh nghiệp khác nhau. Ngoài ra,
nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về cách định giá cổ phiếu bằng excel, với
file sẵn công thức để có thể áp dụng tính toán nhanh chóng. Chúc các nhà đầu tư
giao dịch thành công!
III. Cổ phiếu Penny là
gì? Đặc điểm của cổ phiếu Penny
Những đặc điểm chính của
cổ phiếu Penny đó là:
Giá trị cổ phiếu thấp,
thường dưới 5 USD (tại thị trường Mỹ) hay dưới 10.000 VND (tại Việt Nam);
Tính thanh khoản kém nên
dễ bị thao túng giá;
Được phát hành bởi những
công ty nhỏ hoặc các công ty có vấn đề về tài chính;
Phần lớn được giao dịch ở
thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC);
Thông tin lịch sử cổ phiếu
hạn chế, các công ty phát hành thường thiếu bằng chứng để chứng minh về hoạt động,
sản phẩm, tài sản hay doanh thu;
Cổ phiếu Penny không cần đáp
ứng các yêu cầu tối thiểu của cổ phiếu thường để được niêm yết;
Giá cổ phiếu Penny biến động
rất mạnh, có thể tăng vọt chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Vì sao cổ phiếu Penny có
sức hút đối với các nhà đầu tư?
Có 2 điều khiến cổ phiếu
Penny có sức hút mãnh liệt đối với các nhà đầu tư: thứ nhất, khả
năng đem lại lợi nhuận khổng lồ, thứ hai là giá mua ban đầu cực kỳ
thấp.
Vì giá cổ phiếu Penny chỉ
khoảng từ mười ngàn đồng, cho nên, với một số vốn nhỏ, bạn đã có thể mua được rất
nhiều cổ phiếu loại này thay vì chỉ mua được một vài cổ phiếu blue-chip. Khả
năng sinh lời của cổ phiếu Penny cực kỳ nhanh vì giá của cổ phiếu Penny biến động
rất mạnh, chỉ trong một thời gian ngắn giá trị của nó có thể vọt lên hàng top,
khi đó, lợi nhuận bạn kiếm được sẽ là con số không hề nhỏ.
Nhiều cổ phiếu Penny có
khả năng trở thành siêu cổ phiếu (multibagger), có thể lấy một số ví dụ như cổ
phiếu REI (sàn NYSE) của công ty Ring Energy chuyên sản xuất, thăm dò dầu khí tự
nhiên tại Texas và New Mexico; cổ phiếu FTFT (NASDAQ) của Future Fintech hoạt động
trong lĩnh vực blockchain và fintech (theo Yahoo Finance).
Những rủi ro khi đầu tư cổ
phiếu Penny
Cổ phiếu Penny có tính
thanh khoản không cao, khối lượng giao dịch thấp, khó tìm người mua và người
bán, khó chuyển đổi thành tiền mặt khi cần;
Dễ bị thao túng giá, điển
hình là bẫy bơm xả của những kẻ lừa đảo, chúng cố đẩy giá cổ phiếu Penny lên
cao để bán ra sau đó những cổ phiếu này lao dốc thê thảm;
Giá của cổ phiếu Penny dễ
bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực hay sai lệch, gây thiệt hại lớn cho
người nắm giữ;
Các thông tin liên quan đến
cổ phiếu Penny có thể không được minh bạch, những công ty phát hành loại cổ phiếu
này thường là các công ty vốn hoá nhỏ, rơi vào tình trạng nợ nần, làm ăn kém,
cho nên việc nắm giữ có rủi ro khá lớn.
Các tiêu chí lựa chọn cổ
phiếu Penny để đầu tư
1. Tình hình tài chính của
doanh nghiệp
Sơ bộ về tình hình tài chính
xem doanh thu, lợi nhuận ra sao, tỷ lệ nợ như thế nào, kiểm tra các dòng tiền từ
hoạt động kinh doanh để đảm bảo công ty phát hành cổ phiếu Penny đủ khả năng
duy trì hoạt động.
2. Kế hoạch kinh doanh và
triển vọng phát triển
Xem xét doanh thu và lợi
nhuận của công ty trong các kỳ gần đây, đối chiếu với kế hoạch kinh doanh trong
năm và trong tương lai xem liệu công ty có “thổi phồng” sức mạnh của mình để
tăng giá cổ phiếu Penny của họ không.
3. Ban lãnh đạo và đội
ngũ quản lý
Ban lãnh đạo có tên tuổi,
uy tín cũng là một tiêu chí xem xét để lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của công
ty. Giao dịch nội bộ của ban lãnh đạo và cổ đông lớn của công ty cũng nên xem
xét, điều này thể hiện sự tự tin của họ đối với tương lai của công ty.
4. Giá cổ phiếu hiện tại
và tiềm năng tăng trưởng
Giá cổ phiếu hiện tại so
với giá trị thực của công ty ra sao, tránh các cổ phiếu bị định giá quá cao dựa
trên các yếu tố không thực tế. Bên cạnh đó, nên xem tính thanh khoản của cổ phiếu
Penny bạn chọn, cổ phiếu này có dễ mua bán không, nếu thanh khoản quá thấp thì
càng tăng rủi ro.
5. Tỷ suất lợi nhuận
(EPS)
EPS thể hiện phần lãi thu
được trên mỗi cổ phần đầu tư, đây là chỉ số quan trọng đánh giá giá trị của
công ty phát hành cũng như cổ phiếu Penny của họ. Qua đó, nhà đầu tư có thể xem
xét liệu việc đầu tư vào cổ phiếu này có sinh lời trong tương lai không. EPS
cao thường thu hút nhà đầu tư hơn.
6. Tỷ suất nợ trên vốn chủ
sở hữu (D/E)
Nợ cũng là một dấu hiệu rủi
ro tài chính, nếu tỷ lệ nợ quá cao thì nhà đầu tư cũng cần xem xét kỹ lưỡng lại,
vì điều này ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của chính họ và khả năng thanh
toán của công ty. Thông thường D/E càng thấp thì doanh nghiệp càng có sự tự chủ
tài chính.
7. Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE sẽ chỉ ra mức độ hiệu
quả của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn, nhờ chỉ số này, nhà đầu tư sẽ
biết được vốn mình bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. ROE càng
cao chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng vốn rất tốt.
8. Dòng tiền tự do (FCF)
FCF thể hiện khoản tiền
dư ra khi doanh nghiệp đã thanh toán mọi chi phí cần thiết cho hoạt động bình
thường. FCF dương thường chỉ ra xu hướng cổ phiếu mạnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng,
các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu Penny có thể không công khai minh bạch những
yếu tố trên, và điều này hoàn toàn không trái quy định của pháp luật.
IV. Tích
sản cổ phiếu là gì?
Khác với tiết kiệm ngân
hàng thông thường hưởng lãi suất cố định, nhà đầu tư tích sản có thể nhận cổ tức
và gia tăng giá trị tài sản khi cổ phiếu tăng giá. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng
có thể bị thua lỗ khi cổ phiếu giảm giá, tương tự như những phương án đầu tư
khác.
Tại sao nên theo chiến lược
tích sản cổ phiếu?
Hiện nay, nhiều nhà đầu
tư theo đuổi đầu tư tích sản bởi tính an toàn và rủi ro ít hơn. Ngoài ra, tích
sản cố phiếu còn mang lại nhiều lợi ích khác như sau:
Tạo thu nhập thụ động ổn
định
Phần lớn nhà đầu tư tích
sản hướng đến tích lũy lợi nhuận trong thời gian dài, không nhằm mục tiêu cổ tức.
Nếu được chia cổ tức, con số này cũng không đáng kể do số cổ phiếu tích sản không
nhiều. Tuy nhiên, đây cũng được coi là nguồn tạo thu nhập thụ động ổn định cho
nhà đầu tư.
Tích tiểu thành đại
Sau một thời gian tích sản,
từ con số nhỏ, số lượng cổ phiếu nắm giữ sẽ trở thành con số lớn. Tỷ suất lợi
nhuận của cổ phiếu trung bình từ 10% – 20%, cổ phiếu càng nhiều, lợi nhuận càng
cao. Do đó, kiên trì thực hiện tích sản cổ phiếu, nhà đầu tư có thể nhận được mức
lợi nhuận hấp dẫn.
Con số 10% – 20% chỉ là
trung bình, tỷ suất lợi nhuận thực tế có thể cao hơn. Vì vậy, con số lợi nhuận
nhà đầu tư thu về sẽ lớn hơn nhiều. Cần lưu ý rằng, kết quả này chỉ có được khi
nhà đầu tư chọn đúng loại cổ phiếu tốt. Nếu chọn sai cổ phiếu và không có
phương án đầu tư hiệu quả, thua lỗ là không tránh khỏi. Việc lựa chọn tích sản
loại cổ phiếu nào là vô cùng quan trọng.
Hình thành thói quen tiết
kiệm
Tiết kiệm số tiền nhỏ
hàng tháng tưởng là việc nhỏ nhưng lại không dễ dàng chút nào. Thực thế, nhiều
người có thu nhập cao, hàng chục triệu đồng/tháng cũng gặp khó khăn khi tiết kiệm.
Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu dùng quá đà, có tiền trong túi là sẽ tìm cách
mua một thứ gì đó.
Tích sản cổ phiếu có thể
được sử dụng như một biện pháp rèn luyện thói quen tiết kiệm. Bạn dành ra một số
tiền cố định sau khi có thu nhập để mua cổ phiếu ngay lập tức. Như vậy, số tiền
này được đã được sử dụng, không thể dùng nó để chi tiêu quá đà nữa.
Tài sản có tính thanh khoản
cao
Cổ phiếu là một loại tài
sản có tính thanh khoản tương đối cao. Nếu bạn chọn được loại cổ phiếu tốt, đã
được niêm yết trên sàn giao dịch, bạn có thể bán để thu hồi vốn nhanh chóng. Chẳng
hạn so sánh với bất động sản, tính thanh khoản của cổ phiếu cao hơn. Muốn bán bất
động sản cần thời gian để rao bán hoàn tất các thủ tục pháp lý phức tạp.
Những ai phù hợp đầu tư
tích sản cổ phiếu?
Tích sản cổ phiếu phù hợp
với nhà đầu tư nhỏ, muốn tích lũy lâu dài. Cụ thể, phương pháp đầu tư này phù hợp
với:
Những người chỉ dành ra
vài triệu đồng để mua cổ phiếu mỗi tháng.
Người đó cần đảm bảo có
thể thực hiện việc này đều đặn trong thời gian dài, tối thiểu là 1 năm.
Ngược lại, nhà đầu tư muốn
tận dụng cơ hội thu lợi nhuận cao trong ngắn hạn không phù hợp. Những nhà đầu
tư này nên cân nhắc chiến lược khác, chẳng hạn như đầu tư lướt sóng. Tích sản cổ
phiếu sẽ không mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
Nguyên tắc cơ bản khi đầu
tư tích sản cổ phiếu
Đầu tư nhỏ cũng là đầu
tư, khi tích sản cổ phiếu bạn cần chú ý những nguyên tắc dưới đây:
Chọn cổ phiếu thuộc lĩnh
vực bản thân am hiểu
Nhà đầu tư nên chọn cổ
phiếu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mà bản thân am hiểu. Điều này
giúp nhà đầu tư phân tích đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đó, nhận biết được cơ hội và khó khăn đề có kế hoạch đầu tư hiệu quả.
Chọn 1 loại cổ phiếu với
mỗi nhóm ngành
Nhà đầu tư không nên chọn
nhiều loại cổ phiếu thuộc cùng nhóm ngành, chúng thường có sự biến động tương
đương nhau. Thay vào đó, trong mỗi nhóm ngành chỉ nên chọn 1 loại cổ phiếu được
đánh giá tốt nhất. Đồng thời, nên có 3 – 5 cổ phiếu trong danh mục đầu tư để
phân tán rủi ro hiệu quả.
Tích lũy đều đặn quan trọng
hơn tích lũy nhiều
Sức mạnh của tích sản cổ
phiếu chính là dùng thời gian dài tích tiểu thành đại. Thay vì đầu tư nhiều vốn
trong một lần, tích lũy cổ phiếu đều đặn trong thời gian dài quan trọng hơn.
Bình quân giá cổ phiếu sẽ tốt hơn, ít chịu biến động thị trường hợp so với mua
số lượng lớn cổ phiếu trong một lần.
Hạn chế theo dõi giá cổ
phiếu hàng ngày
Việc theo dõi biến động
giá cổ phiếu hàng ngày là cần thiết với đầu tư lướt sóng. Nhưng với đầu tư tích
sản, việc này không quá quan trọng vì giá bình quân cổ phiếu ổn định, không chịu
nhiều tác động từ thị trường.
Việc theo dõi thường
xuyên có thể ảnh hưởng tâm lý đám đông khiến nhà đầu tư chấm dứt việc tích lũy
đều đặn. Do đó, nhà đầu tư nên hạn chế theo dõi bảng điện, chỉ cập nhật khi thị
trường có biến động lớn.
Cơ cấu lại danh mục đầu
tư khi cần
Kiên trì tích lũy một loại
cổ phiếu trong thời gian dài là điểm mấu chốt của đầu tư tích sản. Tuy nhiên,
khi nhận thấy cổ phiếu đang nắm giữ có dấu hiệu đi ngược mục tiêu đang theo đổi,
nhà đầu tư có thể thay thế bằng cổ phiếu khác. Việc thay đổi được đánh giá, cân
nhắc kỹ càng, theo dõi biến động một thời gian để có quyết định chính xác nhất.
Không chạy theo đám đông
Khác với đầu tư lướt
sóng, tích sản cổ phiếu không chạy theo số đông, chạy theo biến động thị trường.
Nhà đầu tư nên chọn loại cổ phiếu đang đi ngang. Những cổ phiếu này đang trong
giai đoạn tích lũy, thường kéo dài vài năm, phù hợp với chiến lược đầu tư tích
sản.
Luôn luôn nâng cao kiến
thức
Dù là nhà đầu tư lớn hay
nhỏ, khi tham gia thị trường cần có kiến thức về đầu tư tài chính. Kiến thức
luôn được cập nhật và thay đổi từng ngày. Vì vậy, nhà đầu tư cũng cần cập nhật
và nâng cao kiến thức để có đánh giá chính xác nhất về thị trường, doanh nghiệp,
cổ phiếu. Để từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn.
Các bước xây dựng kế hoạch
đầu tư tích sản
Bắt đầu tích sản cổ phiếu,
nhà đầu tư thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đặt mục tiêu lợi
nhuận
Nhà đầu tư nên đặt mục
tiêu cụ thể ngay từ khi quyết định đầu tư tích sản. Bắt đầu từ mục tiêu lớn,
sau đó chia nhỏ theo mỗi giai đoạn thực hiện. Tương tự như tiết kiệm mua xe, cần
300 triệu mua xe và tích lũy trong 3 năm, mỗi tháng cần tiết kiệm khoảng 8,34
triệu đồng.
Bước 2: Lựa chọn cổ phiếu
phù hợp với khả năng
Có rất nhiều loại cổ phiếu
trên thị trường với mức giá khác nhau. Nhà đầu tư nên lựa chọn loại cổ phiếu
phù hợp với khả năng tài chính của mình. Trường hợp nhà đầu tư cần tích lũy nhiều
cổ phiếu hơn, hãy tìm cách tăng thu nhập hoặc tiết kiệm hơn nữa.
Bước 3: Lên kế hoạch giải
ngân
Dựa vào mục tiêu, nhà đầu
tư lên kế hoạch giải ngân số tiền cần thiết mỗi tháng. Nhà đầu tư cần đảm bảo
có thể giải ngân đầy đủ và đúng hạn số tiền này. Đồng thời, dự đoán trước những
tình huống có thể xảy ra làm chậm giải ngân và tìm cách khắc phục.
Thêm vào đó, nhà đầu tư
nên linh hoạt trong việc giải ngân theo diễn biến thị trường. Nếu thị trường
đang xuống thấp, đây có thể là cơ hội mua cổ phiếu giá tốt. Nhà đầu tư có thể
giải ngân nhiều hơn để nắm bắt cơ hội này.
Bước 4: Theo dõi danh mục
đầu tư
Đối với đầu tư tích sản,
nhà đầu tư nên theo dõi biến động giá cổ phiếu trong danh mục 1-2 lần/tuần. Điều
này giúp phát hiện sớm cơ hội và rủi ro tiềm ẩn, kịp thời thay đổi kế hoạch phù
hợp hơn.
Bước 5: Duy trì tích lũy
đều đặn
Tích lũy đều đặn và lâu
dài là chìa khóa thành công của tích sản cổ phiếu. Nhà đầu tư cần nghiêm túc thực
hiện tích lũy đều đặn để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư tích sản
Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu
tốt cho đầu tư tích sản
Chọn mua loại cổ phiếu tốt
có thể quyết định phần lớn hiệu quả đầu tư. Vậy chọn mua tích sản cổ phiếu như
thế nào? Dưới đây là một số tiêu chi lựa chọn cổ phiếu gợi ý cho bạn:
Chọn ngành phát triển ổn
định, tăng trưởng dài hạn: Vì tích sản cổ phiếu là kế hoạch dài hạn nên hãy ưu
tiên những cổ phiếu thuộc ngành ổn định, có tính dài hạn như điện lực, khoáng sản,
ngân hàng, công nghệ, hàng tiêu dùng…
Ưu tiên cổ phiếu của
doanh nghiệp hàng đầu: Những doanh nghiệp này có thể không đem lại tốc độ gia
tăng tỷ suất lợi nhuận cao cho bạn nhưng có sự phát triển ổn định, lợi thế cạnh
tranh cao. Điều này thể hiện qua các số liệu lợi nhuận, dòng tiền, P/E, P/B…
Cổ phiếu định giá hấp dẫn:
Định giá cổ phiếu đưa ra dựa vào kỳ vọng của nhà đầu tư. Thông tin này được cập
nhật thường xuyên, bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn cổ phiếu có định giá tốt.
Đội ngũ lãnh đạo giỏi: Sự
phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào đội ngũ lãnh đạo. Lãnh đạo có tầm
nhìn, kiến thức sẽ lãnh đạo doanh nghiệp đi đúng hướng, ngày càng phát triển.
Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ lý lịch, năng lực, học vấn, kinh nghiệm, định hướng
của lãnh đạo công ty trước khi lựa chọn mua cổ phiếu của công ty đó.
Những rủi ro khi mua tích
sản cổ phiếu
Một số rủi ro có thể xảy
ra khi đầu tư tích sản cổ phiếu như sau:
Lựa chọn sai cổ
phiếu: Do đánh giá sai tình hình hoạt động và đội ngũ lãnh
đạo, nhà đầu tư chọn sai cổ phiếu. Có thể thời điểm mua đó là cổ phiếu tốt,
theo thời gian giá cổ phiếu sụt giảm.
Mua giá quá cao,
bán giá thấp: Đây có thể là hệ quả của việc đầu tư
theo đám đông. Khi có nhiều người mua, cầu tăng thì giá cổ phiếu lên cao. Sau
đó số lượng cổ đông này ồ ạt bán, giá cổ phiếu sẽ giảm.
Không kiểm soát được
vốn: Nhà đầu tư không có mục tiêu và kế hoạch đầu tư rõ
ràng, bỏ ra số vốn lớn. Vì vậy, chỉ cần biến động nhỏ danh mục đầu tư bị ảnh hưởng
lớn, không kiểm soát được vốn.
Biến động thị trường:
Tích sản cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng bởi thị trường và nền kinh tế. Trong bối cảnh
thị trường giảm điểm, nhà đầu tư tích sản có thể bị thua lỗ.
Cách phòng tránh rủi ro
tích sản cổ phiếu
Một số cách phòng tránh
những rủi ro khi đầu tư tích sản như sau:
Luôn trang bị và cập nhật
thêm kiến thức đầu tư: Kiến thức thay đổi từng ngày, nhà đầu tư cần cập nhật
thường xuyên để nắm được những kiến thức mới, ứng dụng vào phân tích thị trường,
phân tích doanh nghiệp, lựa chọn cổ phiếu tốt nhất.
Tránh hiệu ứng đám đông:
Tích sản cổ phiếu mang tính chất dài hạn, đầu tư theo đám đông/theo thị trường
không phù hợp với phương pháp này. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng một số cơ hội
để mua cổ phiếu giá tốt khi thị trường giảm.
Quản trị rủi ro: Nhà đầu
tư nên lập kế hoạch quản trị rủi ro ngay từ đầu. Đa dạng 3 – 5 loại cổ phiếu
trong danh mục đầu tư là một trong số đó. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần lập các
kịch bản rủi ro có thể xảy ra và tìm cách xử lý trước.
Dưới đây là giải đáp một
số vấn đề liên quan đến đầu tư tích sản cổ phiếu.
Thị trường downtrend có
nên tích sản cổ phiếu không?
Đây là cơ hội để bạn mua
cổ phiếu tích sản giá tốt. Tuy nhiên, hãy để nó xác định đáy rồi mua, đừng “bắt
dao đang rơi”.
Nên mua bao nhiêu cổ phiếu
để tích sản mỗi tháng?
Bạn có thể mua bao nhiêu
cũng được, miễn là bạn đảm bảo mua đúng số lượng đều đặn mỗi tháng. Đây chính
là nguyên tắc của tích sản cổ phiếu.
Cổ phiếu đang tích sản có
nên bán không?
Không nên bán cổ phiếu
đang tích sản khi chưa đạt được mục tiêu đầu tư và cổ phiếu đang ổn định. Tuy
nhiên, nếu cổ phiếu nào đi ngược với mục tiêu, bạn có thể thay thế nó bằng mã cổ
phiếu khác để cắt lỗ.
Nên bán cổ phiếu tích sản
khi nào?
Tương tự như câu hỏi
trên, bạn nên bán cổ phiếu tích sản khi cổ phiếu đó đi ngược lại với mục tiêu
mong muốn. Đồng thời, bạn cũng nên bán ngay khi đạt được mục tiêu, tránh nắm giữ
thêm, có thể cổ phiếu đó sẽ giảm giá sau đó.
V.Tổng hợp kinh nghiệm lướt
sóng chứng khoán an toàn và hiệu quả
Chắc
hẳn các nhà đầu tư chứng khoán đã không còn xa lạ với thuật ngữ đầu tư lướt
sóng. Hiện nay, đây được coi là một hình thức đầu tư khá được ưa chuộng, bởi khả
năng thu hồi vốn nhanh cũng như tiềm năng sinh lời nhanh chóng đối với những
nhà đầu tư đã có kinh nghiệm lướt sóng chứng khoán. Tuy nhiên, bất cứ
phương thức đầu tư nào cũng đều có mức độ rủi ro riêng, và đầu tư lướt sóng thì
có rủi ro mang đến cho nhà đầu tư là không hề nhỏ. Vậy lướt sóng chứng
khoán là gì? Nhà đầu tư mới có nên đầu tư theo hình thức lướt sóng hay không?
Cách đầu tư lướt sóng chứng khoán như thế nào? Hãy tìm hiểu mọi thứ về đầu tư
lướt sóng qua bài viết ngay sau đây của Take Profit.
Trong chứng khoán, hình
thức đầu tư lướt sóng hay còn gọi là đầu tư trong ngắn hạn, là một hình thức
giao dịch chứng khoán mà nhà đầu tư sẽ tìm kiếm khoản lợi nhuận bằng cách tận dụng
những biến động của thị trường. Nhà đầu tư lựa chọn hình thức này sẽ đầu tư cổ
phiếu thông qua những lệnh giao dịch trong ngắn hạn. Theo đó, nhà đầu tư sẽ
mua cổ phiếu, và tận dụng biến động của thị trường trong khoảng thời gian ngắn
để thu lại lợi nhuận tức thì.
Bản chất của hoạt động đầu
tư chứng khoán lướt sóng chính là hoạt động đầu cơ. Nhà đầu tư lướt sóng là những
nhà giao dịch chứng khoán với chu kỳ ngắn và diễn ra nhiều lần trong một ngày.
Họ tận dụng những biến động dù là rất nhỏ trên thị trường để thông qua đó tìm
kiếm những khoản lợi nhuận cho mình. Do đó, sẽ có nhiều nhà đầu tư chơi lướt
sóng chứng khoán sẵn sàng đặt lệnh bán ra cổ phiếu khi có lãi. Hoạt động này đồng
thời giúp cho thị trường chứng khoán ổn định hơn.
Ưu điểm nổi bật của đầu
tư lướt sóng
Đa phần các nhà đầu tư chứng
khoán ưa thích phương thức đầu tư lướt sóng hơn so với phương pháp đầu tư lâu
dài. Nguyên nhân vì sao hình thức đầu tư này lại được nhiều người quan tâm như
vậy? Và có nên lướt sóng chứng khoán không? Dưới đây là những ưu điểm khiến
hình thức đầu tư này có sức hút lớn như vậy, nhà đầu tư có thể cân nhắc để quyết
định có nên lựa chọn hình thức này hay không:
Các cơ hội đầu tư ngắn hạn
hay các đợt sóng được xảy ra rất thường xuyên. Điều này tạo ra cơ hội cho nhà đầu
tư kiếm về lợi nhuận dù không ở cổ phiếu này thì là cổ phiếu khác.
Mỗi đợt sóng diễn ra
không quá dài, nên nhà đầu tư không những kiếm được lợi nhuận mà khả năng thu hồi
lại nguồn vốn cũng rất nhanh chóng. Đây có thể coi là lợi thế nổi bật nhất khi
nắm được cách đầu tư chứng khoán lướt sóng đối với các nhà đầu tư.
Ưu điểm nổi bật tiếp theo
đó chính là các đợt sóng có tiềm năng đem lại lợi nhuận rất cao cho các nhà đầu
tư. Dù chỉ là những biến động nhỏ trên thị trường nhưng nếu như biết cách
lướt sóng cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể sẽ thu về khoản lợi nhuận rất hấp dẫn.
Những rủi ro khi đầu tư
lướt sóng chứng khoán
Bất kỳ phương thức đầu tư
nào cũng có mức độ rủi ro riêng, đầu tư lướt sóng cũng không là ngoại lệ. Nắm
được những rủi ro của hình thức này, nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận
biết, đồng thời có chiến lược phòng tránh hoặc giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là
những rủi ro thường gặp nhất khi đầu tư lướt sóng.
Rủi ro đến từ thị trường
Không phải lúc nào việc
giao dịch đầu tư trên thị trường tài chính cũng giúp đem lại nguồn lợi nhuận
như mong muốn. Đặc biệt với một phương pháp đầu tư như lướt sóng chứng khoán
thì mức độ rủi ro khá cao và khó tránh khỏi. Trong khi thị trường thì không ngừng
biến động, do đó nhà đầu tư luôn phải theo dõi thật kỹ tin tức về thị trường
trước khi ra quyết định vào lệnh hay ngắt lệnh sao cho tối ưu nhất.
Rủi ro về thời gian
Đầu tư lướt sóng là một
hình thức giao dịch trực tiếp đòi hỏi nhà đầu tư cần có sự nhất quán đối với
các chiến lược hoạt động. Đồng nghĩa với nó, nhà đầu tư theo đuổi hình thức lướt
sóng sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc theo dõi liên tục những biến động trên
thị trường. Nhưng đồng thời điều đó sẽ đem đến cho nhà đầu tư cơ hội đầu tư
thích hợp. Chỉ khi có kinh nghiệm lướt sóng chứng khoán, nhà đầu tư mới có
thể nắm bắt được những tín hiệu phát ra từ thị trường để không phải bỏ lỡ bất cứ
cơ hội sinh lời nào.
Ảnh hưởng đến tâm lý giao
dịch của các nhà đầu tư
Yếu tố tâm lý có tác động
không nhỏ đến sự thành bại của hoạt động đầu tư chứng khoán. Hình thức đầu tư
lướt sóng phù hợp hơn với các nhà đầu tư theo trường phái giao dịch nhanh
chóng, năng động và dứt khoát. Ngoài ra, cần có sự kiên nhẫn để sẵn sàng chờ đợi
những cơ hội sinh lời tốt.
Cách lướt sóng chứng
khoán hiệu quả
Nếu bạn là nhà đầu tư mới,
trước khi đầu tư lướt sóng, hãy chắc chắn rằng bạn nắm được những kỹ thuật
lướt sóng chứng khoán cũng như cách phân tích thị trường. Dưới đây là những bước
cơ bản để nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tham gia hình thức đầu tư
này.
Cần xác định xu hướng
chung của thị trường
Việc đầu tiên nhà đầu
tư chứng khoán lướt sóng cần làm đó là phân tích và xác định xu hướng của thị
trường chung. Đây là một yếu tố được đánh giá là quan trọng, bởi hầu hết các cổ
phiếu trên thị trường đều có sự biến động cùng chiều với thị trường. Do đó, trường
hợp cổ phiếu đi theo xu hướng của thị trường thì xác suất nhà đầu tư nhận định
chính xác xu hướng của cổ phiếu sẽ tăng lên.
Từ việc nhận định chính
xác xu hướng cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ cổ phiếu một cách
nhanh chóng và giảm thiểu được tối đa rủi ro. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nhận định
sai, tài sản của nhà đầu tư có thể sẽ mất trắng.
Chú trọng phân tích trào
lưu đang thịnh hành
Việc phân tích trào lưu
đang thịnh hành tại mỗi thời điểm rất quan trọng để lướt sóng chứng khoán
hiệu quả, giúp nhà đầu tư nhìn nhận được những nhóm ngành mà nhận được sự chú ý
từ thị trường. Nắm bắt được kịp thời những nhóm ngành cổ phiếu được đông đảo
nhà đầu tư quan tâm sẽ giúp bạn lựa chọn được cổ phiếu phù hợp để đầu tư sinh lời
hiệu quả.
Sử dụng công cụ phân tích
kỹ thuật khi đầu tư lướt sóng
Kinh nghiệm lướt sóng chứng
khoán tiếp theo cần lưu ý đó chính là áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để
dự đoán xu hướng biến động của thị trường chính xác hơn, đồng thời giúp nhà đầu
tư xác định được điểm mua vào và bán ra cổ phiếu dựa theo chiều hướng biến động
của thị trường.
Luôn kiên trì đi hết đợt
sóng
Việc mua/bán chứng khoán
một cách nóng vội mà không có sự tính toán hay bám sát theo kế hoạch trước đó sẽ
không đem lại cho nhà đầu tư kết quả tối ưu thậm chí có thể gặp rủi ro lớn. Do
đó, cần kiên trì đi qua hết đợt biến động của giá để nâng được hiệu suất đầu tư
cũng như hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Kinh nghiệm lướt sóng chứng
khoán
Dưới đây là những kinh
nghiệm được tổng hợp về hình thức lướt sóng chứng khoán trong ngày để nhà
đầu tư có thể vận dụng trong giao dịch thực tiễn của mình.
Kinh nghiệm lựa chọn cổ
phiếu giao dịch
Lời khuyên cho các nhà đầu
tư khi lựa chọn cổ phiếu giao dịch đó là nên đầu tư vào những cổ phiếu của các
doanh nghiệp lớn với hoạt động kinh doanh tốt, đồng thời có tầm ảnh hưởng mạnh
mẽ trên thị trường chứng khoán. Đây là những mã cổ phiếu sẽ tạo nên những cơn
sóng lớn cũng như mức độ rủi ro thấp và tối đa hóa lợi nhuận tốt nhất.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần
lưu ý thêm về việc chuẩn bị tâm lý vững vàng nếu như cổ phiếu có chiều hướng biến
động xấu không nằm trong dự đoán, và nếu cần thiết hãy sẵn sàng cắt lỗ để tránh
được thiệt hại lớn, bảo toàn được nguồn vốn của mình để đón đầu những cơn sóng
khác.
Kinh nghiệm bắt đáy cổ
phiếu
Nhà đầu tư thường biết đến
bắt đáy cổ phiếu là việc làm có mức độ rủi ro và mạo hiểm cao, tuy nhiên nếu
như hiểu rõ được cơ chế của thị trường cũng như nắm được phương pháp bắt đáy cổ
phiếu hiệu quả thì hoàn toàn có thể bắt đáy một cách an toàn. Và để nắm được cách
chơi chứng khoán lướt sóng thông qua phương pháp bắt đáy cổ phiếu, việc đầu
tiên nhà đầu tư cần nắm được là cách nhận biết khi nào thị trường tạo
đáy.
Dấu hiệu tạo đáy của thị
trường
Dựa vào chỉ báo động lượng
(MACD, RSI,...): Dựa theo xu hướng giá thị trường giảm xuống, và nếu như giá giảm
liên tục, trong khi các chỉ số tiếp tục phá vỡ đáy gần nhất mà động lượng mua của
thị trường lại tăng lên, điều này chứng tỏ đã xuất hiện nguồn lực đang tập
trung mua vào đồng thời có sự xuất hiện của dấu hiệu đảo chiều xu hướng.
Khi có sự xuất hiện xu hướng
đảo chiều tại một phiên giao dịch lớn: Trường hợp có một phiên giá đột ngột đảo
chiều mạnh với khối lượng giao dịch lớn tham gia bắt đáy khi một xu hướng giảm
giá đang kéo dài, là dấu hiệu cho thấy một số lượng lớn nhà đầu tư đang tham
gia bắt đáy cổ phiếu. Dấu hiệu này cho thấy sắp xuất hiện sự đảo chiều.
Khi giá cổ phiếu đã hình
thành nên mô hình kiểm chứng đáy: Đáy đầu tiên sau khi xuất hiện thì các đáy
sau đó sẽ không bị phá vỡ, và việc kiểm chứng lại giá 2 hoặc 3 lần sẽ tạo nên
các mô hình với 2 hoặc 3 đáy.
Phương pháp bắt đáy hiệu
quả
Dựa vào khối lượng giao dịch:
Khi khối lượng giao dịch giảm, có nghĩa các nhà đầu tư đang bán ra rất ít cổ
phiếu, thời điểm này rất phù hợp cho việc mua vào.
Sử dụng chỉ báo RSI: Khi
chỉ số RSI gần chạm mức 30 hoặc chạm vào sau đó bật tăng trở lại thì là thời điểm
để bắt đáy.
Bắt đáy cổ phiếu được định
giá không quá cao: Nếu nhà đầu tư bắt đáy những mã cổ phiếu được định giá cao
thì rủi ro giá của cổ phiếu đó tiếp tục giảm xuống rất lớn.
Thực hiện giải ngân nhiều
lần: Việc bắt đáy nên được chia ra làm nhiều lần, chứ không nên dồn vào một lần
bắt đáy duy nhất. Bởi trường hợp cổ phiếu tiếp tục giảm xuống thì nhà đầu tư
hoàn toàn có thể lựa chọn được những điểm mua vào tiếp theo, giúp tăng mức độ
an toàn khi bắt đáy.
Như vậy trên đây là toàn
bộ những kiến thức tổng hợp về kinh nghiệm lướt sóng chứng khoán. Đây là một
hình thức đầu tư tuy đem lại lợi nhuận hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro,
đòi hỏi nhà đầu tư cần trang bị đủ kiến thức cũng như kỹ thuật phân tích
chứng khoán để đầu tư hiệu quả. Hy vọng qua bài viết nhà đầu tư đã nắm được các
bước trong hướng dẫn lướt sóng chứng khoán của chúng tôi, đồng thời vận dụng hiệu
quả trong đầu tư thực tế. Chúc các nhà đầu tư thành công.