-->
Hiện đang có dự án: + Tìm kiếm, nghiên cứu tính khả thi tiến tới khai thác Vàng + Đầu tư khai thác đập thủ...
Các mô hình nến Nhật được sử dụng để dự đoán hướng di chuyển của giá trong tương lai. Thông thường, có 1 số mẫu nến Nhật phổ biến nhất và nhà đầu tư có thể sử dụng chúng để xác định cơ hội giao dịch, tăng tỷ lệ thành công trong giao dịch của chính mình.
1. Nến tiêu chuẩn (Standard)
Giá mở cửa, giá đóng
cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất tách biệt
Thân nến dài
Râu nến (đuôi nến,
bóng nến, shadow) trên và râu nến dưới ngắn
Nến tăng giá màu xanh
có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa
Nến giảm giá màu đỏ có
giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa
Ý nghĩa:
Không có dấu hiệu đảo
chiều khi xuất hiện nến này
Đang tăng sẽ tăng
tiếp, đang giảm sẽ giảm tiếp
2. Nến Marubozu
Ý nghĩa: thể hiện lực
mua (nến xanh) và lực bán (nến đỏ) rất là mạnh, chính vì vậy nó thường xuất
hiện khi thị trường tăng giá hoặc giảm giá mạnh. Điều này cho thấy trong quá
trình mua bán và giao dịch các nhà đầu tư không có sự lưỡng lự và giằng co giữa
2 bên mua bán. Nến Marubozu xanh thể hiện người mua áp đảo, dễ đẩy giá lên cao, Marubozu đỏ cho thấy người bán áp đảo và kéo giá xuống thấp.
3. Nến Spinning Top
4. Nến Hammer – Búa
Có râu nến ở phía dưới
dài hơn phần thân nến.
Râu nến phải dài gần
gấp 2 lần thân nến.
Nến Hammer vừa có thể
là nến giảm (Bearish – màu đỏ) hoặc nến tăng (Bullrish – màu xanh).
Râu nến phía trên rất
nhỏ hoặc không có.
Ý nghĩa: nến búa Hammer thường xuất hiện trong thị trường có xu
hướng giảm, nó báo hiệu dấu hiệu đảo chiều cực kì mạnh. Thể hiện tâm lý các nhà
đầu tư đang tìm kiếm vùng giá tốt để gia nhập thị trường và hình thành áp lực
mua đè lên áp lực bán tạo nên dấu hiệu đảo chiều và tăng giá xuất hiện. Báo hiệu thị trường đã xuống quá đà, đến lúc đi lên. Nến hammer xanh xuất hiện nghĩa là giá đóng cửa bằng giá cao nhất, báo hiệu giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh. Nến hammer đỏ xuất hiện nghĩa là giá mở cửa bằng giá cao nhất, báo hiệu sẽ có sự tăng nhẹ. Nến cho thấy phe bán áp đảo, liên tục kéo giá xuống nhưng phe mua được hỗ trợ và giữ giá bán không xuống thêm nữa.
4. Nến Inverted Hammer – Búa ngược
Ý nghĩa: dự báo dấu
hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải quan
sát các chỉ báo khác để xác nhận thêm dấu hiệu trước khi quyết định giao dịch. Nếu nến Inverted Hammer xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng xuống cho thấy phe mua cố đẩy giá lên cao để trở lại thị trường nhưng phe bán đông đảo kéo giá đóng cửa xuống thấp hơn giá mở cửa. Ở phiên sau số lượng người bán vẫn áp đảo dẫn đến giá vẫn tiếp tục xuống.
5. Nến Hanging Man – Người treo cổ
Ý nghĩa: Hanging man báo hiệu phe bán đang dần chiếm ưu thế để đẩy giá xuống. Bạn cần nhanh chóng bán cổ phiếu để tránh giá xuống sâu thêm nữa. Tuy nhiên, các nhà
đầu tư cần chờ đợi phiên giao dịch tiếp theo kết thúc để ra quyết định trước
khi vào lệnh. Dấu hiệu thể hiện thị trường giảm là nến giảm giá mạnh ngay phía
sau nến Hanging Man hoặc có một khoảng nhảy giảm giá (GAP down).
-Nến Hanging man xanh xuất hiện nghĩa là giá đóng cửa bằng giá cao nhất, báo hiệu giá cổ phiếu sẽ có sự sụt giảm nhẹ.
-Nến Hanging man đỏ nghĩa là giá mở cửa bằng giá cao nhất, báo hiệu sắp có một đợt giảm giá mạnh.
6. Nến Shooting Star – Sao băng
Ý nghĩa: nến Shooting Star thường xuất hiện trong xu hướng tăng báo hiệu dấu hiệu đảo chiều cực kì mạnh, có nghĩa là các nhà đầu tư đang tìm vùng giá tốt để gia nhập thị trường và hình thành áp lực bán đè lên áp lực mua trước đó. Thể hiện dấu hiệu đảo chiều và giảm giá xuất hiện. Lưu ý phải quan sát thêm các chỉ báo khác để xác định chính xác sự đảo chiều.
Chú ý: GẤU là xu hướng
GIẢM giá - BÒ là xu hướng TĂNG giá. Nến dùng để tiêu diệt bò tức là nến đó sẽ kết
thúc xu hướng tăng để chuyển sang xu hướng giảm. Nến dùng tiêu diệt gấu tức là
nến đó sẽ kết thúc xu hướng giảm để chuyển sang xu hướng tăng.
Nến Doji
Nến Doji bao gồm các loại sau:
Star Doji - Doji Sao trời
Nến Long Legged Doji – Doji chân dài
Nến Dragonfly Doji – Doji chuồn chuồn
Nến Grave Stone Doji – Doji bia mộ
GAP - Khoảng trống giá
GAP tạo ra khi giá
tăng vọt lên gọi là GAP UP, GAP tạo ra khi giá sụt giảm xuống gọi là GAP DOWN.
Lý do GAP xuất hiện:
GAP là một khoảng
trống giữa 2 nến, hay 2 phiên giao dịch. Nhưng không phải lúc nào thị trường
hay cổ phiếu cũng giao dịch trên thị trường.
Thị trường chứng khoán
Việt Nam giao dịch từ 9h00 - 14h45. Qua 1 đêm hay sau/trước giờ giao dịch, ngày
nghỉ luôn có thông tin bơm vào thị trường cả tích cực hoặc tiêu cực quá mức.
Tích cực quá mức: Lợi nhuận tăng đột biến, cổ tức siêu khủng,
thoái vốn của nhà nước, thông tin cổ đông lớn, hay mua cổ phiếu quỹ số lượng
cực lớn, thông tin vĩ mô rất tích cực, thông tin ngành… Do đó ngày mai, kỳ vọng
nhà đầu tư tăng lên, do đó nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao hơn đáng kể ngày
trước. Do đó GAP UP xuất hiện.
P/S: Thậm chí do chính
ban lãnh đạo 1 số công ty phi đạo đức tạo cung cầu giả tạo, nhằm úp bô NĐT
Tiêu cực quá mức: Lỗ lớn bất thường, công ty cháy xưởng,
công ty bị phạt lớn, lãnh đạo bị bắt, chiến tranh thương mại, cấm vận, thậm chí
là tâm lý NĐT bất ổn lan rộng trên thị trường…
Do đó GAP DOWN sẽ xuất
hiện.
Khoảng trống GAP có ý
nghĩa rất lớn đối với trader, bản thân GAP cũng tạo nên một đường hỗ trợ hay
kháng cự đối với giá cổ phiếu.
Khi sử dụng các mô
hình nến Nhật, các nhà đầu tư phải luôn ghi nhớ rằng mô hình này chỉ thế hiện
các mức giá trong khoảng thời gian nhất định và chỉ áp dụng để dự đoán các xu
hướng nhanh, ngắn hạn theo từng khung thời gian nhất định...
Để tránh các rủi ro có
thể xảy ra, các chuyên gia khuyên rằng mô hình nến Nhật nên
được áp dụng chung với các công cụ phân tích tài chính khác, đặc biệt là việc
kết hợp với phân tích cơ bản và những thông tin tác động đến giá để có thể xác
định được xu hướng lớn trong các quyết định đặt lệnh giao dịch.
Ở bài viết phần 1,
chúng tôi đã giới thiệu 3 mô hình nến đảo chiều tăng giá: Mô hình Cây búa
(Hammer); Mô hình Búa ngược (Inverted Hammer) và Mô hình Nhấn chìm tăng (tăng
giá engulfing). Sau đây chúng tôi tiếp tục giới thiệu các mô hình khác...
★ Mô hình Sao Mai (Morning star)
Mô hình Sao Mai
★ Mô hình Ba chàng lính trắng (Three white
soldiers)
֎ 6 MÔ HÌNH NẾN NHẬT ĐẢO CHIỀU THEO HƯỚNG
GIẢM GIÁ
MÔ HÌNH NẾN ĐẢO CHIỀU GIẢM GIÁ (tiếp theo phần 2)
★ Mô hình Sao băng (Shooting star)
★ Mô hình Ba con quạ đen (Three black
crows)
★ Mô hình Mây đen che phủ (Dark cloud
cover)
★ Mô hình nến Doji
★ Mô hình Con xoay (Spinning Top)
★ Mô hình Giảm giá ba bước (Falling three
methods)
★ Mô hình Tăng giá ba bước (Rising three
methods)
Mô hình Tăng giá ba bước
Một số lưu ý khi sử dụng đồ thị nến Nhật:
- Không nên sử dụng riêng lẻ vì có khá nhiều
tín hiệu nhiễu dẫn đến xác định xu hướng không chính xác, cần kết hợp chúng với
đường xu hướng, kháng cự hỗ trợ hoặc một số chỉ báo khác.
- Cần kiên nhẫn chờ nến đóng (và nến xác
nhận).
Phân tích kỹ thuật theo mô hình nến Nhật chỉ
là một trong số các công cụ phân tích kỹ thuật trước khi ra quyết định giao
dịch. Các nhà đầu tư nên kết hợp đọc nến Nhật với các phương pháp khác để có
cái nhìn chuẩn xác về thị trường.
Đường trendline
- Xu hướng chính: (hay chúng ta có thể hiểu là một đường trendline dài hạn) thường kéo dài từ nhiều tháng đến vài năm
- Xu hướng thứ cấp: xu hướng thị trường kéo dài từ 2 tuần đến – vài tháng
- Xu hướng nhỏ: biến động thị trường theo ngày
Đối với XU HƯỚNG CHÍNH LÀ XU HƯỚNG TĂNG thì thị trường trải qua giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn lấy lại niềm tin là giai đoạn thể hiện ở hành động tích lũy mua có hiểu biết của một số nhà đầu tư, chống lại ý kiến chung của cả thị trường.
- Giai đoạn cải thiện lợi nhuận: khi xu hướng tăng trở nên rõ ràng thì công chúng hay nhiều nhà đâu tư/đầu cơ sẽ phát hiện ra và họ bắt đầu tham tham gia. Do đó, thị trường dần dần tăng điểm mạnh hơn.
- Giai đoạn đầu cơ mạnh mẽ: thể hiện hành động mua mạnh mẽ của các nhà đầu cơ kèm theo khối lượng giao dịch cao. Thường vùng đỉnh của thị trường/cổ phiếu đang được thiết lập đâu đó quanh đây.
Đối với XU HƯỚNG CHÍNH LÀ XU HƯỚNG GIẢM thì thị trường trải qua giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn mất đi hy vọng: thể hiện ở hành động phân phối có hiểu biết của một số nhà đầu tư, chống lại ý kiến chung của cả thị trường đang hưng phấn mua vào (tương ứng với giai đoạn đầu cơ mạnh mẽ đã nói ở phần trước), do không còn hy vọng giá tăng nữa.
- Giai đoạn sụt giảm lợi nhuận: công chúng hay những nhà đâu cơ bắt đầu bán cổ phiếu do nhận được những thông tin xấu từ hoạt động kinh doanh của các công ty.