-->

Tổ quốc gọi

Một đoạn phim lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của CHDCND Lào.
Phim tài liệu Lào: Tổ quốc gọi

Đọc tiếp…

Quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng

Quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng
Các bản mường ở Lào thường có một số dòng họ. Mỗi họ có nhiều gia đình. Các gia đình này gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt truyền thống, tình cảm và kinh tế. Về họ hàng, người Lào có họ cha, họ mẹ và họ nhà chồng, nhà vợ. Gửi rể là tập quán phổ biến ở nông thôn Lào. Một số địa phương có tục gửi rể một thời gian nhất định, khi vợ chồng ra ở riêng sẽ được hưởng một phần tài sản do cha mẹ vợ chia cho. Tùy mỗi nhóm dân tộc, mỗi địa phương, quyền lực trong gia đình thuộc người chồng hay người vợ. Đương nhiên, với chế độ tiểu gia đình phụ quyền thì quyền lực sẽ thuộc về người chồng. Song, nhìn chung người phụ nữ Lào vẫn có một số quyền hành nhất định, chứ không hoàn toàn ở vào vị trí thấp kém trong gia đình cũng như xã hội. 
Đọc tiếp…

Trang phục của người Lào

Về trang phục, trang sức của người Lào

Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay…
Trang phục các cô gái Lào trong các ngày lễ quan trọng

Đọc tiếp…

Con người Lào

Các dân tộc Lào

Quốc gia Lào lạn-xạng độc lập thống nhất ra đời năm 1353. Nhưng trước đó hàng ngàn năm trên lãnh thổ Lào đã có người cổ sơ sinh sống. Mặc dù công tác khảo cổ chưa được tiến hành một cách có hệ thống đầy đủ nhưng qua một số hiện vật đã khai quật được có thể khẳng định Lào là một địa bàn có con người tồn tại và phát triển qua các thời kỳ đồ đá, đồng, sắt. Ngay từ đầu công nguyên nhiều nhóm người thuộc hệ Môn Khơ-me và Thay-lao đã sống xen kẽ bên nhau. Trong quá trình tồn tại và phát triển đã hình thành một xã hội hỗn hợp giữa các nhóm dân tộc thuộc hệ Môn Khơ-me, Thay-lao với trung tâm là những mường cổ đại như: Tạ-bong, Xai-phong, mường Xẻn, mường Phuôn. Mỗi mường cổ đại là một tiểu vương, có tổ chức hành chính chặt chẽ do một lãnh chúa đứng đầu gọi là “Chạu-mường” (chủ mường). Cơ sở kinh tế chủ yếu của các mường cổ đại là nông nghiệp lúa nước và nương rẫy. Do đó các mường cổ đại thường xuất hiện ở vùng đồng bằng châu thổ dọc sông Mê-kông, các phụ lưu hoặc vùng trũng trên cao nguyên. Theo truyền thuyết Lào, giữa các mường cổ đại thường xảy ra các cuộc xung đột tranh giành đất đai, nhất là giành quyền làm chủ giữa các “Chạu-mường” người La-vạ và người Thay-lao. Do có trình độ sản xuất phát triển cao hơn nên cuối cùng Mường Xoa, một mường nằm trên cửa sông Nặm-khàn của người Thay-lao đã thắng thế và giữ vai trò trung tâm trong việc tập hợp các mường Lào cổ đại thành một quốc gia thống nhất. Tuy nhiên, phải trải qua hơn sáu thế kỷ sau, quốc gia Lào độc lập thống nhất mới ra đời dưới triều đại Phạ-ngừm. Từ đó mường Xoa trở thành thủ đô của nước Lào lạn-xạng, mãi đến năm 1536 mới dời đô về mường Viêng-Chăn.
Dân số nước Lào khoảng trên 4 triệu người, gồm nhiều dân tộc, bộ tộc trình độ phát triển không đồng đều. Các tộc ở Lào được mặt trận Lào It-xa-la xếp thành 3 nhóm với tên gọi như: Lào lùm (các tộc người Lào cư trú ở các vùng thấp), Lào thơng (các tộc người Lào cư trú ở các vùng trên), Lào xủng (các tộc người Lào cư trú ở các vùng rẻo cao).
Hình ảnh 3 cô gái đại diện cho 3 dân tộc Lào trên tờ 1000 Kíp

1- Nhóm Lào lùm
Nhóm này bao gồm các tộc sinh sống ở các vùng thấp thuộc ngữ hệ Lào-Thay. Dân số trên 2 triệu người, gồm các tộc: Lào, Thay, Phuôn, Lự, Phu-lay, Duôn, trong đó có người Lào đông nhất, khoảng 1,8 triệu người. Tuy có nhiều tộc với tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung nhóm Lào lùm có nhiều đặc điểm giống nhau. Hầu hết các tộc thuộc nhóm Lào lùm đều lập bản mường ở vùng đồng bằng, dọc sông Mê-kông, các phụ lưu, thung lũng, những vùng trũng trên cao nguyên như Mường xinh, Luổng-nặm-thà, cao nguyên Xiêng-khoảng, Xạ-vẵn-nạ-khệt, Bô-lô-ven. Bản làng người Lào lùm thường có 40-50 nóc nhà, vùng có mật độ dân số cao như đồng bằng Viêng-chăn, Xạ-vẵn-nạ-khệt, Chăm-pa-sắc, nhiều bản làng có tới 200-300 nóc nhà, bản được dựng bên bờ sông suối, đầm hồ lớn quanh năm nước không cạn. Bản lớn được chia thành xóm gọi là “khũm”.
Người Lào lùm sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng nước, cấy lúa nếp, một số vùng kết hợp làm rẫy nhưng ruộng vẫn là chủ yếu. Tuy chưa có hệ thống thủy lợi hoặc hồ lớn chứa nước để làm vụ chiêm nhưng người Lào lùm làm nương phai nhỏ hoặc guồng dẫn nước vào ruộng. Việc cải tạo đất, sử dụng phân bón, nông dân Lào lùm chưa quan tâm, có thể là do đất đai vẫn màu mỡ nhờ phù sa bồi đắp hàng năm cùng với những gốc rạ mục nát từ vụ trước để lại. Chọn giống lúa là khâu người nông dân Lào lùm hết sức chú trọng, do đó ở mỗi địa phương thường có nhiều loại giống lúa phù hợp với đất đai trong vùng. Ngoài ruộng rẫy, mỗi hộ nông dân Lào lùm còn có mảnh vườn rộng lớn chuyên trồng các loại rau, cây ăn quả như dừa, chuối, xoài, nhãn, cam…
Nghề thủ công trong vùng người Lào lùm cũng khá phát triển. Phổ biến nhất là dệt vải, đan lát, gốm, nấu đường, muối, rèn, khai thác lâm thổ sản, chăn nuôi gia súc gia cầm. Trâu từng đàn hàng trăm con được thả rong trên các đồng cỏ. Vùng đồng bằng dọc các con sông Mê-kông, Nặm-ngừm, Sê-băng-phay, Sê-băng-hiêng nghề đánh bắt cá làm mắm phát đạt và trở thành nguồn thu nhập lớn. Trồng bông, trồng dâu nuôi tằm dệt vải đối với người Lào lùm không những để tự túc mà còn là sản phẩm để trao đổi với các nhóm tộc khác chưa dệt được vải. Những nghề thủ công trên tuy có phát triển trong nhóm người Lào lùm nhưng vẫn còn phân tán, tự cấp tự túc, chưa tách khỏi nông nghiệp.
Các tộc thuộc nhóm Lào lùm có nền văn hóa chung phong phú đa dạng và phát triển. Đáng chú ý nhất là kho tàng văn học dân gian, văn học thành văn được sưu tầm và bảo vệ đến ngày nay. Người Lào lùm đều dùng chữ phổ thông, cùng nói một thứ tiếng, chỉ khác nhau ít nhiều về thổ âm. Hầu hết người Lào lùm theo đạo Phật tiểu thừa gọi là Hỉn-nạ-nhan. Cùng với đạo Phật, người Lào lùm vẫn duy trì các hình thức tín ngưỡng cổ xưa, điển hình là thở thần linh, thờ “phỉ” (ma). Với nền kinh tế nông nghiệp tự túc tự cấp nhưng nhóm Lào lùm có trình độ sản xuất cao hơn, đời sống sung túc hơn các nhóm Lào thơng, Lào xủng, họ chiếm đa số và giữ vai trò chủ yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa trong quá trình dựng nước và giữ nước ở Lào.
2- Nhóm Lào thơng
Nhóm Lào thơng thuộc ngữ hệ Môn-Khơ-me, gồm trên 20 tộc sinh sống trên những vùng sườn đồi, núi, cao nguyên. Dân số khoảng 1 triệu người, có các tộc như: Khơ-mú, Khơ-bít, Phọong, Puộc, Kạ-tang, Pa-cô, Tạ-ôi, Lạ-vên, Lạ-ve, Xẹc, Nha-hớn, Kạ-tu, A-lắc…trong đó tộc Khơ-mú đông nhất trên 300.000 người. Các tộc thuộc nhóm Lào thơng cư trú rải rác trên địa bàn rộng lớn suốt từ Bắc xuống Nam tại các miền rừng, triền núi, cao nguyên dọc theo các con sông suối nhỏ. Bản làng người Lào thơng nhỏ hơn bản làng người Lào lùm, vùng cư dân đông đúc như La-vên, A-lắc, bản làng tương đối lớn cũng chỉ có 30-40 nóc nhà. Người Lào thơng cũng ở nhà sàn, cột gỗ thưng phên tre nứa hoặc gỗ nhưng thấp hơn nhà sàn người Lào lùm. Làm nương rẫy là nguồn sống chủ yếu của người Lào thơng. Ngoài lúa nếp, trên nương rẫy của người Lào thơng còn trồng tỉa một số rau quả thiết yếu cho cuộc sống mỗi gia đình như ớt, cà, bí, thuốc lá, bông…Một số vùng của tộc Khơ-mú, Puộc, Phọong ở Bắc Lào, Xồ, Xẹc ở Trung Lào, La-ven, Suồi ở Nam Lào làm thêm ruộng hoặc chuyển sang làm ruộng là chủ yếu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại các vùng giải phóng, được sự giúp đỡ của chính quyền nhân dân các cấp, nhiều tộc thuộc nhóm Lào thơng chuyển sang làm ruộng nước. Công cụ sản xuất của người Lào thơng trước đây còn thô sơ như rìu, dao, gậy bằng gỗ hoặc tre đẽo nhọn, dùng cày chìa vôi bằng gỗ hoặc xương trâu, bò. Đến mùa thu hoạch, ở một số vùng còn tuốt lúa bằng tay, giã gạo bằng cối gỗ, chày tay. Do ở xa các con sông, suối lớn nên người Lào thơng chưa biết đánh bắt cá bằng các loại lưới, mà chỉ dùng lờ, đơm, đó đánh bắt trên các suối nhỏ. Trừ một số tộc xuống làm ruộng, học được nghề dệt vải với người Lào lùm còn đại bộ phận người Lào thơng chưa biết dệt vải hoặc dệt còn thô sơ. Người Lào thơng thường trao đổi với người Lào lùm vải mặc hoặc một số hàng thiết yếu khác như muối, mắm, đường. Vật phẩm để trao đổi, chủ yếu là lâm thổ sản, bởi vậy việc khai thác lâm thổ sản có vị trí quan trọng đối với người Lào thơng. Những năm mùa màng thất bát, hoặc những tháng giáp hạt, các loại củ rừng trở thành nguồn lương thực quan trọng của người Lào thơng.
Người Lào thơng xuất hiện khá sớm trên đất Lào. Tại một số vùng đồng bằng nhiều bản làng người Lào thơng hình thành xen kẽ với bản mường người Lào lùm nên có ảnh hưởng qua lại về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Người Lào thơng không có chữ viết riêng, trước đây một số tộc ở vùng Nam Lào có dùng chữ “khỏm” nhưng không phổ biến. Sau cách mạng năm 1945, người Lào thơng học chữ Lào. Xã hội Lào thơng còn tồn tại nhiều tàn tích của thời bộ tộc, thị tộc, trình độ sản xuất phát triển còn chậm.
3- Nhóm Lào xủng
Nhóm Lào xủng gồm những tộc cư trú trên những rẻo cao, đỉnh núi, thuộc ngữ hệ Mẹo-Dao, Tạng-Miến, dân số khoảng 400.000 người gồm có các tộc: Hmông, Dao, Lô-lô, Hà-nhì, trong đó tộc Hmông đông nhất, gần 250.000 người. Tuy đã cư trú trên địa bàn Lào hàng thế kỷ nhưng theo lịch sử Lào thì nhóm Lào xủng xuất hiện sau nhóm Lào lùm, Lào thơng. Tuy nhiên trong quá trình sinh sống bên nhau trong một lãnh thổ đã tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa các nhóm tộc, đặc biệt sau ngày tuyên bố độc lập, rồi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược, tình đoàn kết gắn bó ngày càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ thành ý thức quốc gia dân tộc thống nhất.
Người Lào xủng thường sống trên những ngọn núi cao từ 1000m trở lên, nơi khí hậu mát mẻ về mùa nóng, giá rét về mùa khô, nguồn nước tuy không sẵn  nhưng có đất đai rộng lớn để khai phá. Người Lào xủng sống tập trung ở các dãy núi phía Bắc Lào thuộc các tỉnh Xiêng-khoảng, Luổng-phạ-bang, Xăm-nửa và Bắc Viêng-chăn. Do ở trên những ngọn núi cao nên người Lào xủng làm nhà sàn thấp, bốn bề thưng ván để che gió. Bản làng được dựng trên những mỏm núi cheo leo, mỗi bản chỉ có khoảng 10-15 nóc nhà. Mỗi bản tuy cách nhau không xa nếu tính theo đường chim bay nhưng đường bộ đi lại rất khó khăn, phải vượt đèo leo dốc mất nhiều giờ mới tới. Phương tiện đi lại, vận chuyển không có gì khác ngoài ngựa.
Người Lào xủng sinh sống bằng nương rẫy, trồng ngô, lúa. Trên rẫy còn trồng bông, rau quả, bí đỏ…Trồng bông để tự túc một phần về mặc, còn ngô, bí đỏ để chăn nuôi, chủ yếu là nuôi lợn, bò, dê, ngựa. Người Lào xủng có kinh nghiệm nuôi lợn, giống lợn to béo hơn giống lợn ở vùng đồng bằng. Ngoài trồng, ngô, lúa, chăn nuôi người Lào xủng trước đây còn trồng cây thuốc phiện, một nguồn thu nhập quan trọng của mỗi gia đình. Về tiểu thủ công, người Lào xủng có nghề rèn, dệt…nghề dệt còn thô sơ chỉ tự túc được một phần, phải dựa vào việc trao đổi với nhóm người Lào lùm, nhất là muối ăn hàng ngày. Nghề rèn của người Lào xủng cũng khá phát triển, một nghề có truyền thống nên các công cụ sản xuất, đặc biệt súng kíp rất tốt. Thanh niên Lào xủng rất thông thạo về săn bắn trên những vùng núi cao nhưng lại ít kinh nghiệm đánh bắt dưới sông suối.
Người Lào xủng cũng thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ vật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kỵ không ăn và không giết mổ. Trước kia nhóm người Lào xủng chưa có chữ viết, đến năm 1960 mới có chữ viết riêng. Xã hội Lào xủng cũng phát triển chậm, nhiều tập tục của các tôn giáo cổ xưa vẫn còn đậm nét ở một số tộc. Tù tộc trưởng, thầy cúng, thợ rèn có địa vị cao trong xã hội. Tệ tảo hôn, đa thê còn phổ biến trong các gia đình chức dịch, giàu có. Người phụ nữ phải lao động hết sức nặng nhọc, vất vả nhưng lại ở địa vị thấp kém. Ngoài ra còn nhiều hình thức kiêng kỵ khác ảnh hưởng đến sản xuất.
Đọc tiếp…